30/12/16

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc

   Mâm cỗ Tết miền Bắc, đặc biệt là mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ ninh kỹ, một bát chim hầm để nguyên cả con, một bát gà tần hay nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông - món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc, đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.

1. Bánh chưng

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
 Bánh chưng xanh là món ăn đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc, là sự kết tinh của đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, nhiều gia đình không còn có thói quen gói bánh chưng như xưa nhưng bánh chưng được mua về cũng luôn là loại ngon nhất. Sự kết hợp của lớp vỏ dẻo thơm cùng thịt, đỗ xanh, hạt tiêu mang đến những hương vị vô cùng đặc biệt.

2. Dưa hành

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Dưa hành thường được nhắc đến như một món ăn kèm cùng bánh chưng xanh cũng như với một số món ăn đặc trưng khác gồm có thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc…. Món ăn có vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp chúng ta tận hưởng được vị ngon của những món ăn khác cũng như giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

3. Giò

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Từ xưa đến nay, giò luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Các món giò cũng vô cùng phong phú như giò lụa, giò bò, giò thủ… Khi bày cỗ, giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc

4. Thịt đông

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Giữa tiết trời se lạnh, thịt đông là món ăn vô cùng hấp dẫn. Món ăn này có thể được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn. Sau đó, các nguyên liệu được cho vào ninh nhừ và qua một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn. Một món thịt đông ăn kèm với một củ dưa hành là đúng vị nhất.

5. Cá kho

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Cá kho làng Vũ Đại là món ăn nổi tiếng được nhiều người yêu thích, với hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Cá trắm đen được kho trong niêu đất, thịt cá săn chắc, xương mềm, mùi thơm của gừng + hành + cá  và  các loại gia vị khác.

6. Nem

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Nem rán là món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng đã trở thành món ăn quen thuộc và đặc trưng nhất trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc trong dịp Tết. Cùng với lớp bánh đa nem mỏng bên ngoài, nhân nem rán gồm các nguyên liệu như thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…
   Món nem rán có ngon hay không còn phụ thuộc ở nước chấm nem. Đó là sự kết hợp tinh tế của vị mặn trong nước mắm ngon, vị ngọt của mì chính, đường, vị chua của dấm, vị cay của tỏi, ớt…

7. Canh măng khô

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Ngày Tết mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là điều vô cùng sai sót. Măng khô sẽ được ngâm nước qua đêm, sau đó luộc qua nhiều nước rồi nấu chung với móng giò hoặc cổ, cánh, chân gà… Vị ngậy của thịt lợn hòa quyện với vị ngọt bùi của măng tạo nên sức cuốn hút lạ kỳ.

8. Canh bóng thập cẩm/Canh mọc

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Canh bóng thẩm cẩm là sự kết hợp của bóng, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt thăn… và xếp trên cùng là mấy cọng rau mùi. Đây là món ăn đặc trưng mà ai đi xa miền Bắc cũng đều thấy nhớ.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
Mọc nước

9. Gà luộc

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Thịt gà luộc là món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt luôn tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

10. Canh miến

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Bát miến nóng hổi với vị ngọt thơm của nước dùng luộc từ gà thêm thịt gà và sợi miến dai là món thường hết đầu tiên trong mâm cỗ.

11. Chè kho

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Chè kho là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội.

12. Rau củ xào thập cẩm

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Bên cạnh thịt gà, thịt vịt, bánh chưng… mâm cỗ ngày tết không thể thiếu đi các món rau xào. 

13. Xôi gấc

Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Người Việt ta vẫn quan niệm rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Và đĩa xôi gấc là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết truyền thống của người Việt Nam.

14. Mứt tết

   Với ngày Tết cổ truyền, làm mứt Tết cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày Tết.
Món Ăn Ngày Tết Miền Bắc
   Mứt đặc trưng ở vị ngọt và màu sắc. Mỗi loại mứt có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Kể tên mứt thì rất đa dạng và thú vị. Từ món mứt dâu tây sang trọng tới món mứt đào hay mứt táo lạ miệng, mứt bí, mứt quất truyền thống… tất cả tạo nên vị Tết riêng của người Việt. Việt Nam là đất nước quanh năm hoa trái, có bao nhiêu loại quả thì có thể chế biến thành bấy nhiêu loại mứt.

1 nhận xét: