Những miếng mứt dừa thơm ngọt với màu sắc bắt mắt được làm từ những nguyên liệu sạch sẽ làm Tết thêm trọn vẹn. Làm đồ ăn nhâm nhi cho gia đình, thêm 1 chút tặng người thân, bạn bè.
1. Nguyên liệu
- 2 quả dừa bánh tẻ (không non nhưng cũng chưa già)
- 1 kg đường (tùy khẩu vị có thể ít hoặc nhiều hơn 1 chút)
- Vani
- Nước màu (nếu thích)
- Vani
- Nước màu (nếu thích)
2. Cách làm
2.1. Sơ chế dừa
- Dừa để làm mứt dừa ngon nên chọn dừa bánh tẻ có lớp vỏ màu nâu nhạt và có thể dùng móng tay bấm vào được (không non quá cũng không già quá). Nếu không biết cách chọn có thể nhờ người bán hàng tư vấn, đem về các bạn gọt và cạo sạch phần vỏ đen còn sót rồi dùng dụng cụ nạo nạo dừa thành những lát mỏng, dài theo vòng tròn xoáy của quả dừa.
Sợi dừa dài sẽ đẹp hơn.
- Muốn nạo được sợi dài đầu tiên gọt bỏ phần vỏ đen, rồi dùng dao sắc cắt đôi quả dừa hoặc cắt 1 ít trên của chóp quả dừa như hình.
- Dừa để làm mứt dừa ngon nên chọn dừa bánh tẻ có lớp vỏ màu nâu nhạt và có thể dùng móng tay bấm vào được (không non quá cũng không già quá). Nếu không biết cách chọn có thể nhờ người bán hàng tư vấn, đem về các bạn gọt và cạo sạch phần vỏ đen còn sót rồi dùng dụng cụ nạo nạo dừa thành những lát mỏng, dài theo vòng tròn xoáy của quả dừa.
Sợi dừa dài sẽ đẹp hơn.
- Cùi dừa chọn đúng cách sẽ rất dễ nạo, lát dừa có độ đàn hồi, khi gập lại không bị gãy.
Bạn cũng có thể nạo dừa thành sợi nhỏ.
Làm xong sẽ có mứt như thế này nè.
- Sau khi nạo xong, ngâm dừa với nước nóng vài giờ và rửa với nước nhiều lần đến khi nước trong để hết phần dầu dừa giúp cho món mứt dừa của chúng ta sẽ ngăn chặn được tình trạng tiết dầu, đồng thời mứt sẽ bảo quản được lâu hơn (có nước nóng pha ấm để rửa dừa thì càng tốt).
(Nếu để dầu dừa khi sên sẽ lâu hơn, màu mứt không đẹp và quan trọng là dễ bị cháy mứt và đầy bụng khó tiêu)
Lần nước đầu, dầu dừa ra trắng tinh cả chậu nước.
Bạn lại rửa tiếp dừa nhiều lần nữa, sao cho dừa hết sạch màu trắng tiết ra thì thôi nhé!
Lần nước đầu, dầu dừa ra trắng tinh cả chậu nước.
Bạn lại rửa tiếp dừa nhiều lần nữa, sao cho dừa hết sạch màu trắng tiết ra thì thôi nhé!
Rửa sạch dừa với nước ấm để bớt dầu xả lại nước lạnh cho thật sạch
Rửa sạch bạn nhớ để cho dừa thật ráo nước.
- Sau đó ướp dừa với đường, xóc đều lên để đường ngấm vào trong miếng dừa. Thỉnh thoảng đảo cho dừa ngấm đều. (Dừa rửa xong bạn có thể cho đường vào xóc luôn nhé, không cần chờ ráo nước, để đường ngấm tốt hơn).
- Thông thường tỉ lệ đường trong mứt là 1 : 1, tuy nhiên món mứt sẽ rất ngọt, ăn mau ngán nên giảm đường theo khẩu vị của bạn. Nên là 1 kg dừa nạo với 600g đường. Nếu khá hảo ngọt bạn có thể tăng lên 650g-700g đường, nhưng không nên cho quá nhiều vì cuối cùng đường cũng không thể bám hết được vào dừa. Còn nếu bạn không thích ngọt thì dùng khoảng 500g đường, không nên cho lượng đường quá ít vì thành phẩm sẽ không có lớp bột đường trắng đẹp mắt bám xung quanh dừa.
- Thông thường tỉ lệ đường trong mứt là 1 : 1, tuy nhiên món mứt sẽ rất ngọt, ăn mau ngán nên giảm đường theo khẩu vị của bạn. Nên là 1 kg dừa nạo với 600g đường. Nếu khá hảo ngọt bạn có thể tăng lên 650g-700g đường, nhưng không nên cho quá nhiều vì cuối cùng đường cũng không thể bám hết được vào dừa. Còn nếu bạn không thích ngọt thì dùng khoảng 500g đường, không nên cho lượng đường quá ít vì thành phẩm sẽ không có lớp bột đường trắng đẹp mắt bám xung quanh dừa.
Cho dừa ra âu lớn trộn đường vào ướp
Đợi khi nào đường tan hết, sợi dừa trong là được. (Ngâm qua đêm hoặc ít nhất chừng 4-5 tiếng). Nếu sên sớm quá, đường bị cháy giống như mình làm nước hàng ấy, sẽ đen thui đấy.
Sợi dừa trong
2.2. Sên mứt
- Nên chọn loại nồi hoặc chảo dày và rộng để sên mứt dừa để đảm bảo không bị cháy. Khi sên mứt dừa khá mất thời gian, đừng nóng vội để lửa to sẽ bị cháy bên ngoài mà bên trong vẫn ướt.
- Cho cả cùi dừa và nước đường vào chảo. Lúc đầu để lửa vừa cho sôi lên chưa cần đảo, khi đường bắt đầu cạn bớt thì để lửa thật nhỏ - lúc này phải chú ý đảo liên tục và nhẹ tay khi đường và dừa dính kết vào nhau.
Dừa sôi
Trong lúc sên cần chú ý đảo đều để mứt không bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn nhé.
Dừa bắt đầu cạn
- Khi sợi dừa dần tách rời nhau ra và bạn thấy có phấn trắng bám trên mặt những sợi dừa thì bạn tắt bếp đi và đảo thêm một chút cho nguội hẳn rồi đổ ra khay lớn. (dừa đạt là đường phải bám đều những hạt li ti vào dừa nhé)
(Nếu sên ướt qúa dừa sẽ dễ bị chảy nước lại)
Những hạt đường li ti bám đều
Nếu thích dừa có hương thơm của vani, khi dừa có những hạt đường khô li ti bám đều quanh bên ngoài miếng dừa thì cho vani bột vào, xóc đều và tắt bếp. Đổ mứt ra để nguội.
- Mứt dừa thành phẩm, đường khô và bám đều bên ngoài lớp dừa.
Cho mứt ra khay vài giờ chờ nguội hẳn
- Nếu muốn cuốn hoa hồng cho đẹp thì khi vừa đổ mứt dừa trong chảo ra, mứt còn nóng lên khá dẻo, các bạn dùng tay cuộn sợi mứt thành cuốn tròn, cuốn nhiều vòng và giữ chặt cho đến khi mứt nguội thì sẽ tạo thành hình bông hoa khá đẹp đấy nhé.
Mứt dừa cuộn hoa hồng
Hay các tạo hình hấp dẫn khác:
Hoa cúc
2.3. Bảo quản- Sau khi sao bạn cần cho ra khay và để thật nguội mới đem đi cất. Bước này khá đơn giản tuy nhiên chỉ chút nóng vội, việc cất mứt sớm trước khi nguội sẽ làm mứt dừa chảy nước, mất vị ngon. Nếu phơi khô 1-2 tiếng nữa thì mứt sẽ săn lại và trắng hơn.
- Bảo quản mứt dừa trong các túi nilon hoặc hũ kín. Tốt nhất nên bảo quản trong hũ thủy tinh kín khí. Tương tự như mứt dừa, cách bảo quản này bạn có thể áp dụng với mứt bí và mứt gừng nhé.
+Với trường hợp bảo quản mứt dừa trong túi thì sau khi dừa khô và nguội hẳn bạn hút hết không khí trong túi rồi cho mứt vào túi nilon buộc chặt lại tránh tiếp xúc với không khí.
Bảo quản mứt dừa trong túi kín tránh tiếp xúc với không khí bên ngoài
+Với trường hợp dùng lọ để bảo quản mứt dừa, bạn nên dùng lọ thủy tinh vì lọ này tốt hơn hộp nhựa do hộp nhựa có thể vẫn bị ám mùi dù bạn đã vệ sinh thế nào làm mứt dừa cũng ám mùi theo.Lưu ý lọ thủy tinh của bạn phải sạch. Bạn nên rửa thật sạch lọ thủy tinh và để cho lọ khô hẳn, bạn nên chuẩn bị lọ thủy tinh trước và làm khô tự nhiên lọ bằng cách phơi nắng là tốt nhất tránh trường hợp lọ thủy tinh vẫn còn ẩm sẽ khiến mứt cả bạn bị ỉu.
Trước khi cho mứt dừa vào hũ bạn nên để một lớp đường vào đáy lọ rồi để mứt dừa lên trên rồi đạy kín nắp lại , lớp đường này sẽ chịu trách nhiệm hút ẩm và giúp bảo quản mứt dừa một cách tốt nhất.
- Vào trong những ngày tết khi bày mứt dừa ra, để bảo quản mứt dừa tốt nhất bạn nên: Lựa chọn những loại khay có nắp kín. Khi cho mứt ra khay và khi không sử dụng đến mứt nữa nên đậy kín khay đựng mứt lại. Nếu bày ra khay thì nên áng chừng lượng mứt sử dụng để cho mứt ra khay, chỉ bày ra đủ dùng, hết rồi lại bày ra tiếp, hạn chế tiếp xúc với không khí ẩm bên ngoài.
Đậy nắp lại khi dùng xong khay mứt. Chỉ nên bày lượng mứt đủ dùng.
- Một điều cực kỳ quan trọng là không bày mứt dưới nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sự nóng lên của nhiệt sẽ làm đường tan chảy và sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe.- Khi lấy ra sử dụng bạn cần có dụng cụ như găng tay hay nĩa tránh trường hợp lấy tay tiếp xúc trực tiếp với mứt dừa.
- Nhưng cũng có một điều lưu ý là không thể bảo quản và duy trì hương vị của mứt dừa trong một thời gian quá lâu đâu nhé. Dừa có thể mất chất, hoặc đường có thể chuyển hóa thành các chất có hại cho sức khỏe. Khuyến cáo chỉ nên bảo quản mứt dừa trong tối đa 1 tháng để có được chất lượng sử dụng tốt nhất. Và lưu ý nên bỏ mứt đi nếu mứt có sự thay đổi về màu sắc nhé!
2.4. Tạo màu và hương vị cho mứt
Có rất nhiều vị và màu mứt dừa khác nhau như xanh, đỏ, tím, vàng, nâu…
- Có thể dùng màu thực phẩm mua sẵn.
- Có thể dùng màu thực phẩm mua sẵn.
+Mứt dừa màu xanh làm từ lá dứa, trà xanh
+Màu xanh đậm (lá nếp hay còn gọi là lá dứa + với vài cọng rau cải) nhớ cho vani khi ngâm đường nhé không thì sẽ có mùi rau cải
+Màu xanh đậm (lá nếp hay còn gọi là lá dứa + với vài cọng rau cải) nhớ cho vani khi ngâm đường nhé không thì sẽ có mùi rau cải
+Mứt dừa màu tím, đỏ từ củ dền
+Màu hồng nhạt (sữa dâu) hoặc pha 5g củ dền với 600g nước cho vào máy sinh tố say rồi lọc bỏ bã đi
+Màu hồng nhạt (sữa dâu) hoặc pha 5g củ dền với 600g nước cho vào máy sinh tố say rồi lọc bỏ bã đi
+Mứt dừa màu hồng cam từ cà rốt
+Mứt dừa màu hồng từ siro dâu
+Màu hồng đậm (dưa hấu + 1 muỗng canh nước ép dâu tây)
+Màu hồng đậm (dưa hấu + 1 muỗng canh nước ép dâu tây)
+Mứt dừa màu vàng từ củ nghệ hoặc chanh leo hay cam
+Mứt dừa màu đỏ từ quả gấc
+Màu đỏ đậm (dưa hấu + 4 quả dâu tây)
+Màu đỏ đậm (dưa hấu + 4 quả dâu tây)
+Mứt dừa màu nâu vị ca cao, vị cà phê, hoặc pha 400g củ dền với 200ml nước ra màu nâu
+Mứt dừa màu tím từ siro atiso (bụp giấm)
- Tất cả đều ngâm màu cùng lúc ướp đường (nếu bạn làm nhiều những nước màu đó cho vào túi ni long cho vào tủ lạnh hôm sau vẫn dùng được chỉ 1 ngày thôi).
Ngâm nước màu
- Ngoài ra còn có mứt dừa từ sữa đặc, sữa chua, sữa tươi (sữa dâu, sữa cam, chuối, socola, ..) cho hương thơm và vị béo ngậy của sữa.
Sữa tươi hay nước trái cây tạo màu sắc hấp dẫn hơn cho mứt
Lưu ý: Khi dùng siro hay nước ép trái cây và sữa có đường thì nên giảm lượng đường cho vào ướp với dừa để mứt không ngọt quá nhé.
Ướp dừa với sữa tươi
Tất cả chỉ khác nhau về mùi vị và màu sắc. Còn công thức chung là bạn chỉ việc lấy nước màu (khi chỉ cho 1 tẹo nước vừa đủ), cho vào ướp cùng với dừa và đường là thành phẩm của chúng mình sẽ có màu ưng ý. Nhớ là cho vừa màu thôi nhé, bao giờ sên xong cũng lên màu đậm hơn lúc bạn ướp đấy. Màu sắc đậm nhạt tùy lượng phụ gia bạn cho vào.
Mứt dừa vị trà xanh
Mứt dừa nghệ, cà rốt, chanh leo, củ dền
Mứt dừa vị atiso
Mứt dừa lá dứa
Mứt dừa màu lá cẩm tím
Mứt dừa vị cam
Mứt dừa vị bạc hà
Mứt dừa màu đỏ gấc
*Lưu ý:
+Rửa sạch dừa đã nạo với nước để hết dầu dừa tránh khi sên dễ bị cháy
+Ướp dừa với đường ít nhất chừng 4-5 giờ cho đường tan mới sên nếu không cũng dễ bị đen thui
+Ướp dừa : đường theo tỷ lệ 2:1. Không nên ít đường quá mứt cũng dễ hỏng
+Để lửa nhỏ trong lúc sên, đặc biệt là khi nước đường đã cạn chuyển sang sền sệt.
Mứt dừa nhiều màu sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét