2/1/17

Bánh chưng nếp cẩm

Không chỉ đơn thuần là chiếc bánh chưng truyền thống của dân tộc Việt với gạo nếp nhân thịt đậu xanh, mà hầu hết bánh chưng ngày nay đã được biến tấu với khá nhiều loại nguyên liệu khác làm cho chiếc bánh chưng trở nên đặc sắc và thơm ngon dinh dưỡng hơn. Vẫn giữ nét truyền thống từ phong tục gói bánh chưng tốt đẹp, gạo nếp nay được thay thế bằng 1 loại gạo khác chứa nhiều dinh dưỡng hơn và có màu cẩm đặc trưng là gạo nếp cẩm.

1. Nguyên liệu

(cho 10 bánh)
- Gạo nếp cẩm: chọn những hạt gạo to đều, thơm, mới
- Đậu xanh làm nhân: chọn loại đậu mới, vàng, bở, mẩy hạt
- Thịt heo (loại thịt ba chỉ): chọn loại có phần nạc, mỡ đều và dày, phần bì mỏng
- Lá dong gói bánh chưng:chọn lá vừa không non và không già
- Lạt buộc bằng sợi giang dẻo
- Gia vị: muối, tiêu

2. Cách làm

*Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu xanh ngâm nở với nước trong khoảng 2 tiếng rồi đãi đậu cho thật sạch và loại bỏ những hạt xấu để bánh được ngon nhất. Sau đó cho vào nồi hấp chín với thêm 1 thìa muối, đến khi đậu đã chín nhừ thì lấy ra dùng muỗng tán cho đậu thật nhuyễn, thêm vào 1 chút hạt tiêu đã xay mịn tùy vào khẩu vị mỗi người (hoặc có thể cho vào cối giã ra cho nhuyễn).
- Gạo nếp cẩm bạn cũng cho ngâm với nước khoảng 2 tiếng cho nở, vo sạch rồi vớt ra cho ráo, cho thêm 1 thìa muối vào gạo vào xóc đều.
- Lá dong sau khi mua về rửa lại cho thật sạch, cắt bớt phần sống lá rồi để riêng để lót vào nồi nấu sau cùng. Sau đó dùng khăn sạch lau cho ráo nước rồi phơi cho khô (lưu ý không rửa sạch lá dong cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho bánh chưng bị hỏng đấy).
- Thịt ba chỉ rửa lại cho sạch, cắt miếng bản to dày khoảng 2cm. Sau đó đem ướp với các gia vị cho đều cùng với chút muối, hạt tiêu và nêm nếm cho vừa ăn theo khẩu vị mỗi người. Để trong vòng 15-10 phút cho các gia vị ngấm vào thịt.
- Cho thịt heo đã ướp thấm gia vị vào nhân đậu xanh rồi viên tròn sao cho phần đậu xanh sẽ bọc lớp thịt heo bên trong thành 1 khối tròn kín rồi để riêng ra.
*Gói bánh:
- Lá dong bạn xếp xuống 1 mặt phẳng theo hình chữ thập, mỗi chiếc bánh gồm 3-4 lá theo thứ tự lớp lá ngoài cùng là mặt phải bóng của bánh, lớp trong cùng tiếp xúc với nhân bánh cũng là lớp mặt bóng của lá. Vì khi gói bánh lớp bóng của mặt lá gói chưng ra ngoài nhìn bánh sẽ đẹp hơn, còn lớp trong được gói bằng lớp lá bóng, khi nấu chín bánh sẽ dễ bóc hơn.
- Cho khoảng 1 chén nhỏ gạo nếp lá cẩm và giữa bánh, sau đó đặt 1 viên nhân đậu xanh thịt heo lên, ấn nhẹ cho phần nhân đậu thịt xuống, rồi đổ tiếp 1 lớp gạo nếp để che đi phần nhân đậu thịt bên trong.
- Dùng tay gấp lần lượt bên phải và trái của 2 lá dong bên trên vào sao cho phải chắc tay, phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa), 2 lá dưới cũng là tương tự như vậy.
- Dùng dây lạc buộc bánh lại sao cho đẹp mắt, 2 chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. 2 chiếc lạt sau vuông góc với hai lạt trước. Cuối cùng, dùng tay đưa bánh lên cao rồi vỗ xuống bàn thật nhẹ nhàng để bánh được thêm chắc (nếu thử lắc bánh mà bạn còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt)
*Luộc bánh:
- Cho các sống lá dong khi nãy đã được cắt khúc vào nồi bánh trước, sau đó xếp bánh lên trên rồi đổ nước vào cho ngập toàn bộ phần bánh, đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Trong thời gian nấu bánh, cứ khoảng 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước, nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào (tuyệt đối phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh đổ thêm vào, vì nếu đổ nước lạnh sẽ làm bánh bị sượng, lại gạo không ngon). 
- Nấu khoảng 8-10 tiếng là bánh chín (hoặc nếu thời tiết lạnh có nơi nấu bánh từ 10-12 tiếng), vớt ra ngoài, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Sau đó xếp bánh ra ở 1 nơi thoáng mát cho bánh nguội, rồi đặt 1 tấm ván lên trên, cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn chắc hơn.
  Vậy là chúng ta đã hoàn thành các công đoạn nấu bánh chưng nếp cẩm rồi đấy. Khác với các loại bánh chưng khác, với cách nấu bánh chưng nếp cẩm này, bánh không chỉ thơm ngon đặc biệt cho ngày tết thêm hấp dẫn thú vị, mà nếp cẩm còn được chứng minh là loại có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…đặc biệt ở loại gạo nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.
  Cũng tùy vùng miền, tùy dân tộc mà người ta gói bánh chưng nếp cẩm dài hay vuông, cách gói cũng tuần tự như bánh dưới xuôi, tuy nhiên để chiếc bánh cắt ra được bắt mắt hơn người ta thường gói bánh hình trụ với lạt dài buộc chặt rồi được nấu bằng củi sẽ cho hương vị thơm ngon rất đặc trưng.
  Bánh chưng nếp cẩm Mường Lò-Yên Bái khi chín khi cắt ra sẽ có vành ngoài là một màu tím mượt mà của gạo nếp, lớp thứ 2 là màu vàng của đậu xanh,bên trong là màu hồng của thịt

3. Video hướng dẫn

Chúc các bạn thành công!
(Theo wikibanh.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét