Thịt chua là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Đặc trưng của món thịt chua này là sử dụng thịt lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên nên có hương vị chua dịu thơm ngon.
Trước kia, điều kiện kinh tế kém phát triển, người dân Phú Thọ khi giết lợn không có điều kiện bảo quản lợn trong tủ lạnh, vì vậy họ đã nghĩ ra cách làm thịt chua để có thể bảo quản thịt lâu hơn.
Ban đầu món thịt chua Phú Thọ được được người dân thái miếng lớn và ướp với muối để ăn dần, sau đó họ đã nghĩ ra cách cho thính vào thịt, thịt lợn cũng không thái miếng lớn như trước mà mỏng hơn rất nhiều. Qua nhiều sự cải cách và biến đổi món thịt chua đặc sản Phú Thọ đã ra đời, mang đậm hương vị đất tổ với các gia vị đặc trưng.
Cũng có rất nhiều vùng miền khác nhau chế biến món thịt chua, nhưng ngon và ấn tượng nhất thì phải kể đến món thịt chua đặc sản Thanh Sơn Phú Thọ. Món thịt chua đặc sản Thanh Sơn Phú Thọ đã tạo dựng được thương hiệu riêng và được mọi người khắp cả nước biết tới, thậm chí nó còn được quảng bá ra nước ngoài, bạn bè quốc tế đánh giá cao.
1. Nguyên liệu
-800g thịt lợn ba chỉ (hoặc thịt thăn, thịt vai)
-200g bột thính gạo/ngô
-1,5 thìa cà phê hạt nêm
-2/3 thìa cà phê tiêu
-Các loại lá sung, mơ, đinh lăng, ổi
2. Cách làm
- Thịt Chua được làm từ thịt Lợn Lửng. Trong cả con, phần thịt áp mông, áp vai sẽ được chọn để làm chua.
Thịt lợn cần được lọc sạch bỏ gân trong thịt để thịt chua không bị dai. Sau khi lọc xong được nướng sơ hay áp trong chảo để thịt được dai và mềm tạo cảm giác ngon miệng. Thịt lợn sẽ được lọc gân 1 lần nữa và thái thịt thành từng miếng mỏng.
- Bì sau khi rửa sạch sẽ được xếp lên giá, dùng ngọn lửa làm cho bì săn lại, có màu vàng để bì chín và tạo độ giòn cho thịt và nhanh lên men cho thịt chua.
- Sau khi thái xong thì trộn thịt với gia vị theo tỷ lệ là 1,5 thìa cà-phê hạt nêm, 2/3 thìa cà-phê tiêu.
Sau khi trộn với gia vị nên để khoảng 3 tiếng để thịt được giòn và mềm.
- Thịt đã ngấm gia vị thì bạn hãy đem bột thính gạo trộn đều với thịt.
Bênh cạnh tác dụng tạo mùi thơm thính có tác dụng lên men tạo vị chua cho thịt, đây là khâu quan trọng để thịt chua chín và lên men. Thông thường tỉ lệ thính và thịt thường là 1:4, nếu ít thính quá thịt sẽ bị ướt, nếu nhiều quá sẽ bị khô.
- Sau khi trộn với thính, thịt sẽ được cho vào hộp.
Thịt chua Phú Thọ thường được đựng trong các ống nứa hay hộp nhựa để thịt nhanh được lên men và tiện cho việc vận chuyển.
Thịt chua Phú Thọ thường được đựng trong các ống nứa hay hộp nhựa để thịt nhanh được lên men và tiện cho việc vận chuyển.
Xếp lá ổi dưới đáy hộp sạch rồi cho thịt vào hộp và nén thật chặt bằng các thanh tre bên trên có lá ổi để tạo vị thơm sau đó đậy nắp thật kín. Trong điều kiện thời tiết nóng bạn chỉ cần ủ 3 ngày là ăn được, nếu trời lạnh thì phải cần nhiều thời gian hơn.
- Khi muốn thưởng thức món thịt chua, bạn hãy cho thịt ra đĩa và ăn kèm cùng với lá mơ, lá sung, lá ổi hoặc lá đinh lăng...và chấm cùng tương ớt hạt tiêu (hoặc chấm với tương). Bạn cũng có thể dùng bánh đa nướng để xúc ăn cùng.
*Lưu ý: Muốn món thịt chua được ngon nhất bạn nên tìm loại lợn rừng được nuôi trong môi trường tự nhiên, quanh năm ăn các loại rau và trái cây rừng, không ăn cám tăng trọng.
*Cách bảo quản:
+Bạn cần bảo quản thịt trong ngăn mát tủ lạnh để hãm độ chua. Úp ngược phần nắp hộp thịt xuống, phần đáy có lá ổi lên trên sẽ giúp bảo quản thịt lâu hơn và giúp cho nước không ngấm đọng vào thịt.
+Hạn sử dụng của món thịt chua là từ 15 đến 30 ngày, nếu ăn càng sớm thì hương vị của thịt càng ngon. Để lâu mặc dù thịt không bị hỏng nhưng sẽ bị chua và kém ngon hơn.
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, món thịt chua vừa tới ăn kèm các loại rau gia vị, nhấp thêm chút rượu hoặc bia thì quả là hấp dẫn và tuyệt vời …
V1.
V2.
V3.
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét