Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.
Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm. Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.
1. Nguyên liệu
-1 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)
-2 thìa canh vừa phải muối biển
-1 thìa cà phê đường trắng
2. Cách làm
- Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.
Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.
Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước.
- Su hào gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có). Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.
- Muối hành:
Cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).
- Muối su hào, cà rốt:
Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào. (Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua).
Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường. Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này.
Chúc các bạn thành công!
(Theo Eva.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét