31/3/17

Dango - Bánh trôi Nhật Bản

Dango hay còn gọi với một cái tên Việt hóa là bánh trôi còn nếu ai thích sự hoa mĩ trong cách gọi thì có thể gọi món ăn này bằng một cái tên mỹ miều là “Đoàn tử”. Dango hay còn gọi là bánh trôi, khác rất nhiều với viên chè trôi nước ở Việt Nam, mặc dù cùng có một cái tên “bánh trôi” và hình thái gần giống nhau nhưng bánh trôi Nhật Bản lại mang trong mình một hương vị vô cùng khác biệt và lạ lẫm đối với người dân Việt Nam và chắc hẳn nếu không một lần được thưởng thức qua món ăn đặc trưng này thì bạn cũng không thể hình dung ra được hương vị của món ăn rất được ưa chuộng ở đất nước hoa Anh Đào này là như thế nào. 
Ở Nhật Bản Dango được ăn quanh năm, tuy nhiên theo truyền thống mỗi giai đoạn nhất định trong năm sẽ ăn một loại đoàn tử khác nhau. Người ta thường ghim 3, 4 viên đoàn tử vào que tre. Và còn một điều thú vị nữa đó chính là Dango thì được người dân Nhật Bản nướng lên để thưởng thức chứ không phải nấu chín như ở Việt Nam đâu. Ngoài ra Dango là loại bánh mà theo truyền thống người Nhật sẽ làm để bày ra cúng vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, nhằm để cúng rằm trăng tròn và mục đích chính là để dâng lên thần linh, nhằm cầu mong cho mùa lúa gặt sắp tới vào mùa thu sẽ được như ý. Loại bánh Dango mà người Nhật dùng để dâng cúng trăng tròn thì tùy khu vực sẽ có hình dạng khác nhau, có chỗ làm bánh hình tròn, có chỗ thì nặn hình chữ nhật, hình dẹt v.v..., nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn, có khoảng 15 cái trở lên, và xếp thành tháp bánh với nhiều tầng. Trong đó, có nhiều chỗ sẽ trang trí chiếc bánh nếp Dango đặt trên cao nhất có mắt, tai như chú thỏ ngọc đang ngắm trăng.
Dango nói chung là một loại bánh được làm bằng bột gạo luộc sau khi vo viên (có nơi còn cho thêm đậu phụ tươi, riêng ở Hokkaido người ta dùng bột khoai tây thay vì bột gạo) và thường được xiên vào que tre, uống với trà xanh. Dango cơ bản chỉ là viên bột luộc nhưng để tạo hương vị riêng, người Nhật đã sáng tạo ra các cách kèm dango với mùi vị như bọc nhân bên trong, hay bọc bột bên trong, rưới nước sốt lên.
Dango được chia ra làm 2 loại chính, gốc xì dầu và không xì dầu.
- Đầu tiên chúng ta điểm qua loại gốc xì dầu nhé.
Những loại dango có gốc xì dầu được phân theo 2 loại chính: vị mặn ngọt và vị mặn.
Trong các loại vị mặn ngọt, loại dango được ưa thích và biết đến rộng rãi nhất là mitarashi dango. Mitarashi dango là loại dùng nước sốt rưới lên. Mitarashi dango thường được bán trong những quầy hàng nhỏ ở các lễ hội, chợ đêm… Có nguồn gốc từ cố đô Kyoto, giờ đây Matarashi Dango đã trở thành một món ăn nhanh rất phổ biến ở Nhật.
Các loại dango vị mặn có gốc xì dầu thì ít phổ biến hơn gồm có: Shoyu dango (dango ăn với xì dầu không), Nori dango (dango rong biển) và wasabi dango (dango mù tạt).
Ngoài những loại dango gốc xì dầu (có vị mặn và mặn ngọt) ra thì còn rất nhiều những loại dango vị ngọt khác.

1. Kiểu dáng

Dango có rất nhiều màu sắc đa dạng cũng như nguyên liệu cấu thành món bánh trôi hấp dẫn này. Dango ở Nhật Bản có rất nhiều loại:
-Anko (Hãm tử): Bánh đậu đỏ ngọt, chỉ thỉnh thoảng mới dùng các nguyên liệu khác. Đây là loại dango phổ biến nhất với dango và mứt đậu đỏ. Rất ngọt. Có 2 loại mứt đậu đỏ là mứt thô (hạt đậu không nghiền) và mứt tinh (hạt đậu được nghiền kỹ).
-Chadango: Bánh dango vị trà xanh.
-Bocchan dango: Đoàn tử 3 màu. Màu đỏ làm từ đậu đỏ, màu vàng làm từ trứng và màu xanh từ trà xanh.
-Denpun dango: Là loại đoàn tử đến từ Hokkaidō làm từ bột khoai tây và nướng với đậu ngọt luộc.
-Kuri dango: Đoàn tử được bọc ngoài bởi hạt dẻ (chestnut) nghiền nhuyễn.
-Chichi dango: Loại bánh ngọt nhẹ làm món tráng miệng.
-Hanami dango (Hoa kiến đoàn tử): Cũng có 3 màu, Hanami dango theo truyền thống thường được làm vào dịp lễ hội hoa anh đào. Cho nên, trong tên mới có chữ hoa kiến (Hanami) nghĩa "nhìn thấy hoa".
-Goma dango: Bánh được phủ bằng hạt mè (vừng) nhân đậu đỏ. Đem chiên.
-Kibi dango: Đoàn tử làm từ bột kê.
-Kinako dango ( Hoàng phấn) : Được phủ bởi bột đậu nành nướng.
-Mitarashi dango (Ngự thủ tẩy đoàn tử): Được bao phủ bởi một loại si rô làm từ nước tương, đường và tinh bột. Bánh này được đặt tên theo những bọt bong bóng của "ngự thủ tẩy" (Mitarashi), một loại "nước thánh" ở trước cổng Hạ Áp Thần xã (Shimogamo jinja), một ngôi đền thần đạo nổi tiếng ở cố đô Bình An kinh.
-Kushi dango (skewered dango)
-Nikudango (Nhục đoàn tử): Một loại thịt viên.
-Teppanyaki : Đoàn tử ghim vào que tre có vị cay của món nướng teppanyaki.
-Sasa dango: Loại dango được làm và thưởng thức chủ yếu tại vùng Niigata. Sasa dango có hai loại: "Onna Dango" và "Otoko Dango." Onna Dango (nghĩa đen là "Dango Nữ") có nhân là đậu đỏ, trong khi đó, otoko dango (nghĩa đen là "Dango Nam") có nhân là kinpira, một món ăn được nấu từ rễ củ của các loại rau với rong biển, đậu phụ và thịt. Loại đoàn tử này được gói trong lá sậy Nhật Bản sasa để bảo quản.
- Tsukimi dango: dango xếp thành hình kim tự tháp đặt trên khay ăn vào trung thu khi ngắm trăng, đôi khi được làm hình chú thỏ đáng yêu .
Ngoài ra còn rất nhiều loại Dango khác. Chính vì sự đa dạng trong hình dáng cũng như hương vị và đặc biệt đây là một món ăn ngọt mà Dango rất được yêu thích bởi trẻ em cũng như người lớn.

2. Lịch sử ra đời và phát triển

Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được biết đến như là đã có mặt từ rất lâu trên đất nước hoa Anh Đào. Nhưng bởi dĩ thời gian không làm nổi tiếng món ăn này và cũng cũng không được xem như là một điểm nhấn văn hóa ẩm thực của người Nhật là bởi vì Dango chỉ được xem như là một món ăn chơi không phải là thực đơn chính trong các bữa ăn Nhật Bản. Cũng như kẹo hồ lô của Trung Hoa hay một món ăn chơi bình thường khác Dango cũng chỉ là một món ăn bình dị góp phần tô điểm cho văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà thôi.

3. Cách làm

3.1. Anko Dango

3.2. Azuki dango

*Nguyên liệu:
- 250g bột gạo nếp
- 200ml nước nóng
- 30ml xì dầu
- 225g đậu đỏ
- bột đậu nành
- 50g bột khoai tây
- 60g đường
*Cách làm:
- Để làm dango, đầu tiên, các bạn đổ nước nóng vào bột gạo, từ từ khuấy đều.
- Trộn đều bột lên cho đến khi bột mịn và dai.
- Cắt bột thành từng đoạn vuông nhỏ.
- Vo bột lại thành các viên tròn.
- Đem bột đi hấp trong vòng 15 phút.
- Cho 225g đậu đỏ vào nồi, nấu đến khi nào đậu dừ hẳn. Thêm 30g đường vào và tiếp tục nấu đến khi đậu thật nhuyễn.
- Cho xì dầu vào nồi nấu cùng 30g đường. Cho bột khoai tây vào trộn đều, nấu đến khi hỗn hợp sôi thì tắt lửa.
- Cho nhân đậu đỏ vào giữa miếng bánh, dùng tay vo tròn bánh để nhân nằm vào trong.

- Rưới nước sốt và rắc bột đậu nành lên bề mặt bánh.
Mình có thể ăn kèm với đậu đỏ hấp dừ cũng ngon lắm đấy!

3.3. Goma Dango

*Nguyên liệu:
-Mochiko 50 g (bột gạo nếp)
-Đường 1 muỗng canh
-Nước 30 ml (hoặc thêm một chút)
-Anko 50 g (sốt đậu đỏ)
-Hạt mè trắng 2 muỗng canh
-Dầu chiên
*Cách làm:
- Trộn bột nếp và đường với nước.
- Thoa dầu lên tay, lăn khối bột thành hình trụ. Cắt bột thành 5 đoạn bằng nhau. Viên tròn.
- Nhồi 1 ít nhân vào giữa viên bột và bọc kín nhân.
- Lăn bánh qua mè.
- Đun nóng dầu chiên đến khi nó đạt đến 140-150 độ C hoặc 284-302 độ F. Thả từng viên bánh vào. Khuấy nhẹ nhàng và chiên trong khoảng 4-5 phút. Sau đó, chuyển lửa lớn và chiên cho đến khi bánh vàng đều.
- Vớt ra, để trên khăn giấy để ráo dầu.
- Thưởng thức.
*Video hướng dẫn:

3.4. Mitarashi dango

Video hướng dẫn:Tại đây.

3.5. Hanami Dango

Hanami Dango cũng là một loại dango và thường được dùng trong những buổi tiệc ngắm hoa anh đào của người Nhật.
*Nguyên liệu :
-195g đậu hũ mịn
-300ml nước đường
-115g bột mochiko ( bột gạo nếp)
-3g bột matcha aki (bột trà xanh matcha)
-16g bột sakura (bột hoa anh đào)
*Cách làm:
-Rửa đậu hũ với nước lạnh.
-Cho đậu hũ, nước đường và 15ml nước lọc vào máy xay sinh tố, xay mịn, chia hỗn hợp làm 3 phần khác nhau, để riêng trong những tô lớn.
 +Trong tô 1, bạn cho bột sakura vào trộn đều.
 +Trong tô 2, bạn cho bột matcha vào trộn đều.
 +Trong tô 3, để nguyên.
-Bột gạo nếp chia làm 3 phần bằng nhau, cho bột vào từng tô, nhồi mịn, nếu bột quá ướt bạn có thể thêm bột gạo nếp.Bột sau khi nhồi xong, phải còn ẩm ướt, nhưng không chảy là đạt.
 Nặn bột thành những viên tròn có đường kính khoảng 3cm.
- Cho nồi nước lên bếp, nấu nước sôi. Khi nước sôi, cho những viên Dango đã nặn vào nồi, luộc cho bột trong lại rồi vớt ra, cho vào thau nước đá tan.
Chú ý: luộc từng loại Dango riêng rẽ, tránh dango bị dây vào nhau, mất đẹp.
- Sau cùng vớt viên bột ra, để cho ráo nước.
- Xiên từng 3 viên Dango vào que tre, cho lên bếp than, nướng sơ qua.
- Sau đó phủ sốt và bột đậu nành lên Dango.
*Video hướng dẫn:

3.6. Shiratama Dango


Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét