Mochi hay còn được gọi là bánh dày Nhật Bản là một loại bánh truyền thống nhỏ, hình tròn có nhiều màu sắc bắt mắt được làm từ bột gạo cùng với phần nhân bánh đa dạng. Hương bánh thơm ngon, vị thanh và mềm dẻo đã làm biết bao người say mê.
1. Làm nhân đậu đỏ (sweet red bean paste)
1a. Nguyên liệu
- 120g hạt đậu đỏ khô
- 1 lít + 150ml nước
- 100g đường
- 10ml dầu ăn
1b. Cách làm
- Đậu đỏ rửa sạch và ngâm ít nhất 8 tiếng trong nước. Trong quá trình ngâm, bạn nhặt bỏ các hạt đậu đỏ nổi trên mặt nước.
- Sau 8 tiếng, thêm 1lit nước và cho đậu đỏ đã ngâm vào nồi ninh đậu.
- Đun đậu đỏ trên lửa lớn đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi đậu đỏ mềm, vỏ của hạt đậu đỏ tách ra (thời gian khoảng 1 tiếng, còn với nồi áp suất cao thì khoảng 40 phút). Dùng muỗng gỗ nghiền nát đậu đỏ.
Nếu bạn thích đậu đỏ nhuyễn, mềm thì lọc bỏ phần vỏ của hạt đậu đỏ qua rây lưới, dùng thìa để nhấn cho vỏ tách ra.
- Sau khi tách bỏ vỏ, cho vào máy xay, xay nhuyễn với 150ml nước.
- Chuyển đậu đỏ nhuyễn vào một chảo, thêm đường vào. Đun ở ngọn lửa nhỏ để nước chảy ra, trong quá trình này liên tục khuấy đều để đậu không bị dính chảo, sẽ bị cháy.
- Khi đậu hơi sệt thì cho dầu ăn vào trộn đều. Cho đậu khô sánh lại, đặc sệt thành mứt thì tắt bếp.
- Cho đậu ra bát, để nguội.
1c. Lưu ý
- Thời gian ngâm lâu sẽ giúp bạn chế biến đậu đỏ nhanh hơn.
- Đậu đỏ hầm rất lâu nhừ, chính vì vậy bạn có thể dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian, nhớ để ý nếu thấy đậu gần cạn nước thì cho thêm vào để đậu sẽ bị khét và sống.
- Khi sên đậu đã xay có thể cho thêm bơ vào (khoảng 15g).
- Cũng có thể nấu đậu đỏ với nước cốt dừa cho béo ngậy. Hay cho vài giọt tinh chất vani cho đậu thơm hơn.
- Đậu đỏ nấu xong có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 tuần.
2. Làm vỏ bánh mochi
2a. Nguyên liệu
- 160g bột nếp
- 30g đường
- 1 thìa cafe muối
- 180ml nước
- Bột ngô/bột năng để làm bột áo
- Màu thực phẩm (nếu muốn bánh có màu đẹp)
- Trộn đều bột nếp và đường.
- Sau đó từ từ thêm nước vào khuấy thật đều sao cho bột không bị vón cục, đường tan hết và hỗn hợp bột trở nên đặc sánh, dẻo nhưng hơi khô.
- Cho tô bột vào nồi hấp cách thủy hay chõ hấp 20-25 phút cho đến khi bột mềm dẻo. Bột chín và trong là được.
- Lấy bột ra khuấy đều cho bột bóng mượt.
- Lấy bột ra khuấy đều cho bột bóng mượt.
Cách 2: Dùng lò vi sóng
- Bọc kín bát bột bằng màng bọc thực phẩm sau đó cho vào lò vi sóng quay với nhiệt cao khoảng 2 phút.
- Sau đó, bạn đảo đều bát bột lên.
- Tiếp tục làm như vậy nhưng trong thời gian ngắn hơn chỉ khoảng 30 giây là lấy bát bột ra kiểm tra và tầm 1-2 phút thì bạn lại đảo bột một lần.
- Làm như vậy cho đến khi nào bạn thấy bột chín, có màu trắng trong và rất dính là được.
3. Làm bánh mochi
- Nhân đậu đỏ lấy ra viên tròn cỡ quả bóng bàn, xếp ra đĩa có lót nilon.
- Rắc một ít bột khô lên mặt bàn hoặc khay / thớt rồi đổ bột ra. Bạn rắc tiếp một lớp một khô nữa lên bột để chống dính rồi dàn mỏng bột.
- Dùng dao có phủ qua một lớp bột áo để cắt bột thành các phần bằng nhau, kích thước đủ để bao kín nhân đậu đỏ.
Bạn có thể ăn ngay hoặc cũng có thể cho vào ngăn mát 30' sau đó lấy ăn cũng được, khi đó vỏ bánh sẽ dai giòn hơn.
4. Lưu ý
- Vỏ bánh mochi nhân đậu đỏ do làm từ bột gạo nếp nên rất mau khô. Vì vậy bạn hãy chuẩn bị xong phần nhân rồi làm phần vỏ bánh nhé.
- Đậu đỏ thì có hai loại một loại hạt to và một loại hạt bé thì nhớ chọn loại hạt to nhé. Và chọn đậu mới, vỏ bóng, màu đỏ thậm đẹp mắt.
- Chú ý không được thay bột gạo nếp bằng bột mỳ nhé bởi bột mỳ thì không có được độ dẻo, mềm như bột gạo nếp. Bột nếp ngon nhất cho món bánh mochi là bột nếp ngọt mochiko của Nhật, nhưng nếu không có thì bạn có thể thay bằng bột nếp Thái hay các loại bột glutious powder...
- Hỗn hợp bột Mochi cho thể để trong tủ lạnh khoảng 2 tuần nếu bạn lỡ làm quá nhiều bột mà không thể nặn bánh xong trong ngày.
- Có thể dùng sữa tươi không đường để nhồi bột.
- Có thể dùng sữa tươi không đường để nhồi bột.
- Nếu muốn tạo màu cho vỏ bánh bằng màu thực phẩm (VD màu hồng):
Trộn đều bột nếp và đường. Thêm từ từ nước màu để được tô bột màu hồng phấn.
Sau đó từ từ thêm nước vào khuấy thật đều sao cho bột không bị vón cục, đường tan hết và hỗn hợp bột trở nên đặc sánh, dẻo nhưng hơi khô.
Cuối cùng đem bột đi nấu chín.
Cắt thành nhiều phần nhỏ.
Cán mỏng và cho nhân vào vo tròn.
- Muốn làm vỏ bánh màu xanh bằng lá dứa thì xay lá dứa lấy nước cốt rồi cũng từ từ trộn với bột.
- Muốn làm vỏ bánh vị trà xanh thì trộn đều bột trà xanh matcha với bôt và đường. Sau đó từ từ thêm nước vào.
- Ngoài nhân đậu đỏ, có thể làm nhân đậu xanh dừa, nhân mè đen, nhân đậu đen, nhân trái cây (dâu, táo, đào, kiwi, sầu riêng, xoài..), nhân kem lạnh ...tùy sở thích cho chiếc bánh mochi thêm phần hấp dẫn.
Mochi trái dâu tây
Mochi kem lạnh
- Bánh sau khi nặn xong có thể lăn qua vụn dừa sấy khô hoặc vụn dừa tươi đã hấp chín với chút muối để đổi khẩu vị.
- Có thể tăng hương vị cho vỏ bánh bằng các loại nước trái cây như chanh leo, dâu tây...
- Tạo hình tùy ý cho mochi....
- Tạo hình tùy ý cho mochi....
- Đặc biệt nếu bạn muốn làm món tráng miệng lạnh thì bạn nên giữ tỷ lệ giữa đường và bột là 2:1. Còn nếu muốn ăn luôn thì hãy giảm lượng đường xuống.
5. Video hướng dẫn
V1.
V2.
V3. Mochi lá dứa - nhân đậu xanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét