Bánh rán lúc lắc, món ăn truyền thống, bình dị ngày xưa, nó gắn với tuổi thơ dữ dội của mình, hồi đó mình còn ở quê mỗi lần có chợ nội hay chợ chùa gì gì đó, đều uốn éo mẹ đòi mua quà, mà đặc biệt phải là bánh rán.
Vì sao lại gọi là bánh rán lúc lắc, đơn giản chỉ vì bánh tròn xoe, vỏ rỗng hoàn toàn với viên nhân nhỏ xíu lấp ló bên trong, cầm bánh trên tay lắc lắc, ghé sát vào tai sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp rõ ràng, đây là điều mình thích nhất ở bánh này.
Khẩu vị của mỗi gia đình sẽ khác nhau, các bạn có thể thêm bớt lượng đường cho phù hợp, phần nhân bánh cũng có thể biến tấu với kiểu nhân đỗ xanh, đỗ xanh dừa hành khô hoặc khoai lang..... nhưng các bạn làm đúng theo các bước dưới đây thì chiếc bánh cầm trên tay chắc chắn sẽ "lắc".
1. Nguyên liệu
*Phần vỏ bánh:
-400 g bột gạo nếp
-40 g bột gạo tẻ (thường = 10% bột nếp, cho bột tẻ giúp bánh giòn lâu hơn)
-80 g đường
-1 xíu muối
-5 ml dầu ăn
-360 ml nước nóng 40 - 45 độ C, sờ tay vào rất nóng ( = 90% bột nếp)
*Phần nhân:
-240 g đậu xanh
-40-70 g đường (tùy khẩu vị)
-50g dừa tươi nạo sợi/ vụn dừa khô hoặc nước cốt dừa (tùy thích)
*Lăn bánh:
-100g vừng trắng (có thể thêm cả vừng đen nếu thích)
2. Cách làm
2.1. Làm vỏ bánh
*Cách 1:
- Đun nước hơi nóng già 50 độ C.
- Đun nước hơi nóng già 50 độ C.
- Trộn bột nếp, bột gạo, đường, dầu ăn trong âu. Vét bột để tạo một lỗ trống ở giữa âu.
- Cho từ từ nước ấm, nhồi nhẹ nhàng tới khi nguyên liệu hoà quyện thành khối mịn.
- Nếu bột còn khô thì từ từ cho nước, mỗi lần khoảng 10 ml và nhồi đều. Khi bột thành khối mịn, dẻo, không quá khô hay ướt, không dính tay thì dừng lại.
- Bọc kín bột, để nghỉ khoảng 30 - 60 phút.
*Cách 2:
- Trộn 100g bột nếp với một nửa lượng nước, quậy đều cho tan, được nước bột khá đặc. (A).
- Cho đường vào phần nước còn lại, đặt vào lò vi sóng (công suất: 800W) quay trong khoảng 1 phút. Lấy ra quậy cho tan đường. (B)
- Trộn (A) vào (B), dùng phới lồng cầm tay quậy đều thành hỗn hợp đồng nhất. Cho quay trong lò vi sóng (công suất: 800W) 30s, lấy ra dùng phới đánh cho đều. Cho lại lò vi sóng (công suất: 800W) 30s nữa lấy ra quậy đều. Hỗn hợp bột lúc này hơi sánh giống cháo. (C)
- Trong một tô khác dùng phới lồng cầm tay trộn đều phần bột nếp còn lại + bột gạo + bột nở. (D)
- Đổ hỗn hợp đã thu được ở (C) vào (D), dùng thìa gỗ quậy đều để bột quện lại với nhau. Đến khi bột bết lại với nhau rồi thì dùng tay để nhồi bột khoảng vài phút nữa cho bột mịn.
- Đặt bột lên bàn, lăn lăn nhẹ để tạo thành thanh dài dài. Chia bột thành các phần đều nhau, tùy theo làm bánh rán (bánh cam) to hay bé mà chia tùy ý, thành các viên bột khoảng 30g tùy ý.
*Cách 2:
- Trộn 100g bột nếp với một nửa lượng nước, quậy đều cho tan, được nước bột khá đặc. (A).
- Cho đường vào phần nước còn lại, đặt vào lò vi sóng (công suất: 800W) quay trong khoảng 1 phút. Lấy ra quậy cho tan đường. (B)
- Trộn (A) vào (B), dùng phới lồng cầm tay quậy đều thành hỗn hợp đồng nhất. Cho quay trong lò vi sóng (công suất: 800W) 30s, lấy ra dùng phới đánh cho đều. Cho lại lò vi sóng (công suất: 800W) 30s nữa lấy ra quậy đều. Hỗn hợp bột lúc này hơi sánh giống cháo. (C)
- Trong một tô khác dùng phới lồng cầm tay trộn đều phần bột nếp còn lại + bột gạo + bột nở. (D)
- Đổ hỗn hợp đã thu được ở (C) vào (D), dùng thìa gỗ quậy đều để bột quện lại với nhau. Đến khi bột bết lại với nhau rồi thì dùng tay để nhồi bột khoảng vài phút nữa cho bột mịn.
- Đặt bột lên bàn, lăn lăn nhẹ để tạo thành thanh dài dài. Chia bột thành các phần đều nhau, tùy theo làm bánh rán (bánh cam) to hay bé mà chia tùy ý, thành các viên bột khoảng 30g tùy ý.
- Tuỳ loại bột mà lượng nước sẽ thay đổi. Chúng ta cần có một khối bột mềm dẻo, dễ nhào nặn. Bột quá khô sẽ làm bánh dễ bị nứt hoặc nổ khi rán.
- Nếu dùng bột gạo nếp và bột gạo tẻ xay từ gạo thì sẽ cần ít nước hơn (do trong bột đã có nước rồi).
- Không có bột tẻ, bạn thay bằng bột mì.
- Có thể thêm khoai lang vào bột sẽ cho bột vàng thơm. Có thể thay khoai lang bằng khoai tây hoặc tinh bột khoai (potato starch) tuy nhiên dùng khoai lang là ngon nhất.
+Khoai lang luộc chín tán nhuyễn.
+Nước ấm, đường, muối, dầu ăn cho vào tô khuấy cho tan đường. Bột nếp, bột gạo tẻ, khoai lang, bột nở cho vào tô trộn bột rồi đổ nước đường vào nhồi cho đến khi thành 1 khối bột mịn dẻo không dính tay, bọc lại để bột nghỉ.
+Khoai lang luộc chín tán nhuyễn.
+Nước ấm, đường, muối, dầu ăn cho vào tô khuấy cho tan đường. Bột nếp, bột gạo tẻ, khoai lang, bột nở cho vào tô trộn bột rồi đổ nước đường vào nhồi cho đến khi thành 1 khối bột mịn dẻo không dính tay, bọc lại để bột nghỉ.
- Bột dẻo quá thì khi chiên bánh rất dễ bị nổ.
- Vỏ bánh có thể cho thêm bột nở baking powder, bánh sẽ nở phồng lớn hơn.
Tỉ lệ: 150g bột nếp + 50g bột gạo tẻ + 1 thìa cà phê bột nở (baking powder)
2.2. Làm nhân bánh
- Đậu xanh ngâm nước 3-4h cho nở.
- Vo sạch đậu xanh, cho vào nồi. Đổ nước sôi gấp khoảng 3 - 5 lần đậu. Đun sôi trên lửa to và vớt bọt nếu có. Hạ lửa nhỏ, đun liu riu tới khi đậu chín mềm nhừ. Nếu nước cạn quá nhanh thì thêm nước vào nồi.
- Khi đậu đã chín mềm thì xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Cho đậu vào chảo. Thêm đường.
- Xào nhân trên lửa vừa tới khi hơi nước bay gần hết, nhân chuyển thành khối đặc thì trút ra đĩa.
- Khi đậu còn ấm, chia đậu ra thành các phần bằng nhau, rồi vo viên lại thật tròn nhỏ như quả quất, để vào 1 cái khay nhỏ, phủ màng bọc thực phẩm lên giữ cho đậu không bị khô và cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1h hoặc ngăn mát qua đêm.
Bạn có thể chia to hơn nếu muốn làm bánh to nhé. Nhưng phải nhỏ hơn viên bột.
*Lưu ý:
- Phần nhân có thể cho thêm dừa nạo sợi. (tùy thích).
Khi nhân chuyển tương đối sệt thì cho dừa nạo sợi vào, tiếp tục xào tới khi hơi nước bay gần hết, nhân chuyển thành khối đặc là được.
Nhân đậu xanh-dừa-vừng
- Có thể cho thêm chút dầu dừa hoặc dầu ăn (dùng dầu dừa ngon và tốt hơn) cho nhân dẻo mượt.
- Có thể thêm vào nước cốt dừa khi sên nhân giúp nhân thơm hơn, không có nước cốt dừa cũng không sao.
- Để nhân thơm có thể cho nước hoa bưởi/tinh dầu hoa bưởi.
- Khi đậu đã khô đạt rồi, có thể thêm bột vani vào trộn đều lên.
- Thêm vừng rang sẽ cho nhân thơm hơn.
- Đậu đạt là khi hỗn hợp đặc lại, đảo nặng tay và hơi chạm ngón tay vào thấy đậu không dính (không cần quá kỹ như sên nhân trung thu).
- Đậu để ngăn đá sẽ đủ cứng và không bị dính vào vỏ bánh, khi rán sẽ tách vỏ tạo thành bánh “lúc lắc”).
2.3. Nặn bánh
- Lấy một phần bột, dùng hai lòng bàn tay vo tròn, sau đó ấn dẹt lại, dùng đầu ngón tay ấn dẹt đều cả viền xung quanh. (nếu bột khô hoặc hơi vỡ có thể xấp ngón tay qua nước rồi làm tiếp)
- Đặt nhân bánh vào giữa, cầm bánh tay trái, ngón tay cái ấn nhẹ giữ phần nhân, tay kia miết cho bột dàn đều bao trùm mặt bánh, không có khe hở. Lăn bánh bằng hai lòng bàn tay cho tròn, (tay có thể xấp một xíu nước cho vỏ bánh được mịn, đừng nhiều quá kẻo nhão lại dính tay)
- Đặt nhân bánh vào giữa, cầm bánh tay trái, ngón tay cái ấn nhẹ giữ phần nhân, tay kia miết cho bột dàn đều bao trùm mặt bánh, không có khe hở. Lăn bánh bằng hai lòng bàn tay cho tròn, (tay có thể xấp một xíu nước cho vỏ bánh được mịn, đừng nhiều quá kẻo nhão lại dính tay)
- Lăn viên bánh qua vừng, vo lại lần nữa cho vừng bám chắc vào vỏ bánh.
*Lưu ý:
- Nước giúp vừng dính vỏ dễ hơn.
- Cần ép vỏ bột sát với nhân. Nếu có không khí ở giữa vỏ và nhân, bánh sẽ dễ bị nổ khi rán.
- Nếu bột bánh hơi khô: Nhúng đầu ngón tay qua nước rồi vê viên bánh cho vỏ ngoài bánh hơi ướt một chút rồi lăn bánh qua vừng. Sau đó nắn lại nhẹ nhàng để vừng dính chặt vào vỏ bánh, khi rán sẽ không bị rụng ra ngoài.
2.4. Chiên bánh
- Đổ dầu vào chảo trũng lòng hoặc dùng nồi nhỏ cho tiết kiệm dầu ăn, sao cho dầu ngập và cao hơn bánh tối thiểu 0.5 cm hoặc ngập 2/3 viên.
- Làm nóng dầu ăn trên lửa vừa để dầu nóng tới khoảng 145 độ C. Nếu không có nhiệt kế thì dùng đũa khô nhúng vào dầu, nếu từ đũa có bọt li ti nổi lên là được.
Dầu quá nóng có thể làm bánh dễ nổ, dầu quá nguội sẽ làm vỏ bánh dai hoặc cứng.
- Thả bánh vào nồi.
- Đợi khoảng 1 - 3 phút cho vỏ bánh hơi se lại thì dùng đũa đảo nhẹ cho bánh không dính nhau và không dính đáy nồi. Rán bánh trên lửa vừa tới khi vỏ bánh phồng to và bánh nổi lên mặt dầu.
- Dùng đũa đảo liên tục để bánh luôn có dầu bao quanh, không có phần nào của bánh hở trên mặt dầu quá lâu. Một cách làm khác là dùng muôi hay vật tương tự dìm bánh cho bánh chìm trong dầu.
- Khi vỏ bánh chín, màu nâu vàng thì vớt ra, để lên đĩa có lót giấy thấm dầu (hoặc để vào rổ sạch cho dầu thừa chảy ra).
*Lưu ý:
- Nhiệt độ lý tưởng để chiên bánh rán là 135 độ C – 145 độ C. Không nên để nhiệt lớn hơn, bánh sẽ dễ phồng, nổ, gây nguy hiểm cho người đứng rán bánh và nếu một chiếc bánh nổ sẽ làm bẩn chảo dầu, dầu ăn cũng sẽ bắn ra tung tóe, cực kì bẩn bếp, lại mất công lau dọn.
- Nếu ai không có nhiệt kế thì có thể để bếp ở mức lửa trung bình, cứ để cho dầu từ từ nóng, không phải vội bật lửa to rồi chút nữa hạ nhỏ xuống đâu, lúc đó không canh được nhiệt độ, dễ làm hỏng mẻ bánh.
- Quá trình rán bánh luôn giữ nhỏ lửa dầu chỉ hơi sủi lăn tăn bên ngoài viên bánh và lăn bánh liên tục cho phồng đều.
- Nếu ai không có nhiệt kế thì có thể để bếp ở mức lửa trung bình, cứ để cho dầu từ từ nóng, không phải vội bật lửa to rồi chút nữa hạ nhỏ xuống đâu, lúc đó không canh được nhiệt độ, dễ làm hỏng mẻ bánh.
- Quá trình rán bánh luôn giữ nhỏ lửa dầu chỉ hơi sủi lăn tăn bên ngoài viên bánh và lăn bánh liên tục cho phồng đều.
- Nên dùng chảo chống dính sâu lòng để đỡ tốn dầu.
- Khi rán bánh, lúc đầu thả bánh vào bánh vẫn nằm ở dưới đáy nồi/ chảo. Không nên dùng đũa đẩy bánh lên, cứ thả bánh vào nồi, để đó, một lúc bánh sẽ rắn săn lại mặt bột rồi sẽ tự nổi lên.
- Khi rán bánh, lúc đầu thả bánh vào bánh vẫn nằm ở dưới đáy nồi/ chảo. Không nên dùng đũa đẩy bánh lên, cứ thả bánh vào nồi, để đó, một lúc bánh sẽ rắn săn lại mặt bột rồi sẽ tự nổi lên.
- Không rán quá nhiều bánh trong một mẻ, để bánh có đủ chỗ nở phồng và không bị dính nhau. Nếu trót cho vào nhiều quá thì vớt tạm một vài cái đang nổi ra ngoài, chút nữa rán tiếp. Yên tâm là bánh sẽ lại phồng đẹp chứ không bị méo đâu.
- Phải liên tục xoay đều bánh để bánh chín vàng đều.
- Nếu thấy viên bánh nào có dấu hiệu phồng to hơn ở 1 bên và sắp nứt thì ngay lập tức dìm phía đầu nứt đó xuống ngập dầu.
- Nếu muốn bánh giòn, hoặc chưa dùng ngay, bạn có thể rán tới khi vỏ bánh phồng, nổi lên mặt dầu và hơi hanh vàng thì vớt ra. Trước khi ăn rán trên lửa cao 2 -3 phút cho vỏ bánh vàng là được.
- Vỏ bánh đạt sẽ nở phồng gấp 2 - 3 lần, bên trong vỏ mềm, bên ngoài xốp giòn (cắn vào nghe tiếng kêu rất đã. Lắc bánh thấy nhân chạy bên trong (nên gọi là bánh rán lúc lắc).
Bày ra đĩa và thưởng thức.
3. Lưu ý
- Vỏ bánh nở kém có thể do vỏ bánh bị khô/ thiếu nước hoặc rán ở nhiệt độ quá cao.
- Vỏ bánh bị dai cứng là do rán quá lâu ở nhiệt độ thấp.
- Vỏ bánh bị nứt, vỡ, nổ là do khi nặn vỏ có không khí ở giữa nhân và vỏ, hoặc có một phần vỏ bánh không được ngập trong dầu khi rán.
- Có thể cho một chút baking powder vào hỗn hợp vỏ bánh sẽ giúp bánh giòn hơn, tuy nhiên công thức gốc của các cụ ngày xưa chỉ có bột nếp và bột tẻ, lượng bột tẻ = 1/10 bột nếp. Vậy nên bánh giòn hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình rán bánh, bánh rán lửa nhỏ lâu nhưng bánh ngon và giòn hơn.
- Lượng đường trong bánh tùy vào khẩu vị của mỗi nhà, có thể nhiều hoặc ít hơn trong công thức.
- Thay đổi nhân bánh với các loại như nhân khoai lang, nhân hạt sen, nhân đậu xanh-trà xanh....
- Phần vỏ bánh cũng có thể cho thêm bột trà xanh, khoai lang tím, hay màu rau củ để tạo màu sắc cho bánh...
3.1. Bánh rán lúc lắc khoai lang tím
*Nguyên liệu vỏ khoai lang tím:
- Bột nếp: 200g
- Bột bắp: 20g
- Nước: 150ml
- Khoai lang tím đã bỏ vỏ: 100g
- Đường: 30g
*Cách làm vỏ khoai lang tím:
- Khoai lang tím rửa sạch vỏ, luộc chín, bóc bỏ vỏ lấy khoảng 100g thịt khoai.
- Cho 150ml nước, đường và khoai lang tím vào cối xay sinh tố, bật máy xay nhuyễn.
- Nhào đều bột bắp, bột nếp và hỗn hợp khoai vừa xay nhuyễn với nhau sao cho thành 1 khối bột không còn dính tay là được (có thể thêm nước nếu bột khô và thêm chút bột nếp nếu bột bị nhão).
- Nặn bánh.
- Lăn qua mè.
- Chiên vàng.
- Bày ra đĩa.
3.2. Bánh rán lúc lắc nhân trà xanh
*Nguyên liệu phần nhân đậu-trà xanh:
- 100g đậu xanh tách vỏ
- 50g đường
- 3-4 thìa dầu ăn
- 1-2 thìa cà phê bột trà xanh
*Cách làm nhân đậu-trà xanh:
- Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt, nấu trong khoảng 15' cho đến khi đậu chín mềm thì lấy ra, xay nhuyễn với đường.
- Hòa bột trà xanh với khoảng 10ml nước, sau đó đổ vào hỗn hợp đậu xanh đã xay.
- Đổ 3-4 thìa dầu ăn vào chảo, đun lửa nhỏ, cho đậu vào đảo đều cho đến khi đậu đặc lại và dẻo thì tắt bếp.
- Viên tròn.
*Thành phẩm:
3.3. Bánh rán lúc lắc nhân đậu đỏ
3.4. Bánh rán lúc lắc nhân khoai lang tím
*Nguyên liệu nhân khoai lang tím:
- 200g khoai lang tím
- 100g hạt sen tươi
- 150ml nước cốt dừa
- 30-50g đường (tùy vào độ ngọt của khoai)
*Cách làm nhân khoai lang tím:
- Hạt sen và khoai tím cho vào nồi, đổ xăm xắp nước, luộc chín với 1 xíu muối.
- Sau khi khoai và sen chín, để nguội bớt thì cho vào máy xay sinh tố cùng với nước cốt dừa vào đường. Xay nhuyễn.
- Sau khi xay, đổ hỗn hợp nhân vào tô. Quay trong lò vi sóng 10 phút, công suất lớn nhất. Lấy ra đảo đều và lặp lại bước này 2-3 lần cho đến khi nhân khô đủ độ có thể nặn viên.
- Chia mỗi viên nhân cỡ quả quất (10g) nặn tròn. Sau đó cất nhân vào ngăn đá cho đông cứng.
*Thành phẩm:
3.5. Bánh rán lúc lắc nhân khoai môn
- Khoai môn rửa sạch, hấp cho chín rồi bóc vỏ, nghiền nhuyễn cùng đường và sữa dừa. Viên tròn.
3.6. Bánh rán lúc lắc nhân sầu riêng
*Nguyên liệu nhân sầu riêng:
-100 g đậu xanh
-50 g đường
- 100 g thịt sầu riêng
- 1/4 muỗng cà phê muối
-100 g đậu xanh
-50 g đường
- 100 g thịt sầu riêng
- 1/4 muỗng cà phê muối
*Cách làm nhân đậu-sầu riêng:
- Đậu xanh hấp chín, cho vào máy xay nhuyễn cùng với đường.
- Cho hỗn hợp này vào chảo cùng sầu riêng. Bắc lên bếp sên lửa vừa khoảng 10 phút, sau đó hạ thấp lửa tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện lại một khối không dính chảo là tắt bếp. Chờ nhân hơi nguội bạn, vo viên nho nhỏ tròn tròn.
- Đậu xanh hấp chín, cho vào máy xay nhuyễn cùng với đường.
- Cho hỗn hợp này vào chảo cùng sầu riêng. Bắc lên bếp sên lửa vừa khoảng 10 phút, sau đó hạ thấp lửa tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện lại một khối không dính chảo là tắt bếp. Chờ nhân hơi nguội bạn, vo viên nho nhỏ tròn tròn.
*Thành phẩm:
3.7. Bánh rán lúc lắc có vỏ trộn khoai lang
*Nguyên liệu vỏ bánh:
- 260g bột nếp
- 50g bột gạo
- 60g khoai lang (nên chọn khoai lang vàng)
- 10g bột nổi
- 300ml nước ấm
- 10-20g đường cát
*Cách làm vỏ bánh:
- Đầu tiên, để làm phần vỏ bánh, bạn cho đường nâu vào với nước ấm rồi khuấy đều.
- Tiếp theo, ta cho bột nếp, bột gạo và bột nổi vào trong âu lớn.
- Nghiền mịn khoai lang, sau đó cho vào trộn cùng với hỗn hợp bột.
- Trộn đều hỗn hợp bột với nước đường. Ban đầu, bột sẽ khá lổn nhổn, sau đó sẽ từ từ thành khối. Khối bột này dùng tay ấn vào cần không quá dính tay, nhưng cũng không quá khô. Bề mặt khối bột sẽ hơi bóng mịn.
- Sau khi trộn bột, bạn bọc kín âu bột và để bột nghỉ 30-60 phút.
3.8. Bánh rán mật
Bánh rán mật sẽ không có mè ngoài vỏ. Dùng mật mía hoặc mật ong đun chảy để áo bên ngoài bánh rán, cho bánh có màu nâu sậm
- Chiên bánh như làm bánh rán vừng, tới khi vỏ bánh vàng.
- Cho gừng vào nồi đun cùng 100 - 120 ml nước tới khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì vớt gừng ra ngoài (bước này để lấy mùi thơm, có thể bỏ qua).
- Cho đường vào nấu chảy cùng nước gừng. Đun lửa to tới khi nước cạn còn hơi sệt thì cho bánh vào đảo đều tới khi đường bao quanh bánh tạo thành một lớp mật vàng óng và thơm phức.
3.9. Bánh cam đường
- Cho đường vào nồi nóng đun nhỏ lửa. Khuấy nhẹ cho đến khi đường tan hết, nước đường đã ngả sang màu vàng sậm gần như mật ong thì cho mè vào.
- Nhúng một mặt bánh đã chiên vào hỗn hợp này. Khi nguội, đường sẽ đông tại tạo cho bánh một lớp vỏ bóng rất đẹp mắt.
3.10. Bánh rán ngào đường
Muốn ăn bánh bao đường thì ta cho đường vào chảo với chút nước. Đun tới khi đường đạt chuẩn thì đổ bánh vào xóc đều,để bếp bé nhất đảo khéo tới khi đường kết tinh trắng bám vào kín bánh là được.
Nếu ko quen thì chuẩn bị trước một bát con có ít nước để thử đường. Lấy đầu đũa chấm cho đường nhỏ vào nước. Đường thành giọt không tan ra là được.
3.11. Bánh vòng
- Bột nặn thành vòng tròn, tẩm mè
- Chiên vàng.
- Nhúng đường như bánh cam đường.
Bánh cam, bánh còng được xem là món ăn quen thuộc của trẻ em miền Tây. Món bánh khi ăn ta như thấy cả tuổi thơ miền sông nước ùa về...
Sau khi pha bột, người ta sẽ bắt đầu cáng mịn, sau đó cắt ra thành từng miếng tròn và cho phần đậu xanh vào chính giữa, nặn lại thành hình trộn sau đó lăn qua mè vàng và đem đi chiên vàng.
Điều đặc biệt ở bánh cam là phần nhân và vỏ bánh đều tách rời nhau, không dính chặt lại. Một điểm khác biệt của bánh cam miền Tây với bánh cam được làm ở những nơi khác chính là nhân đậu xanh vừa mịn, vừa nhiều bên trong, vỏ bánh lại dẻo rất vừa ăn.
Bánh cam miền Tây có hai loại, một loại được chiên vàng sau đó được phủ lớp đường, như kẹo mạch nha xung quanh gọi là bánh cam đường. Bánh cam đường thường có nhân đậu xanh mặn hơn và không trộn đường vào với nhân.
*Nguyên liệu vỏ bánh:
- 260g bột nếp
- 50g bột gạo
- 60g khoai lang (nên chọn khoai lang vàng)
- 10g bột nổi
- 300ml nước ấm
- 10-20g đường cát
*Cách làm vỏ bánh:
- Đầu tiên, để làm phần vỏ bánh, bạn cho đường nâu vào với nước ấm rồi khuấy đều.
- Tiếp theo, ta cho bột nếp, bột gạo và bột nổi vào trong âu lớn.
- Nghiền mịn khoai lang, sau đó cho vào trộn cùng với hỗn hợp bột.
- Trộn đều hỗn hợp bột với nước đường. Ban đầu, bột sẽ khá lổn nhổn, sau đó sẽ từ từ thành khối. Khối bột này dùng tay ấn vào cần không quá dính tay, nhưng cũng không quá khô. Bề mặt khối bột sẽ hơi bóng mịn.
- Sau khi trộn bột, bạn bọc kín âu bột và để bột nghỉ 30-60 phút.
3.8. Bánh rán mật
Bánh rán mật sẽ không có mè ngoài vỏ. Dùng mật mía hoặc mật ong đun chảy để áo bên ngoài bánh rán, cho bánh có màu nâu sậm
- Chiên bánh như làm bánh rán vừng, tới khi vỏ bánh vàng.
- Cho gừng vào nồi đun cùng 100 - 120 ml nước tới khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì vớt gừng ra ngoài (bước này để lấy mùi thơm, có thể bỏ qua).
- Cho đường vào nấu chảy cùng nước gừng. Đun lửa to tới khi nước cạn còn hơi sệt thì cho bánh vào đảo đều tới khi đường bao quanh bánh tạo thành một lớp mật vàng óng và thơm phức.
3.9. Bánh cam đường
- Cho đường vào nồi nóng đun nhỏ lửa. Khuấy nhẹ cho đến khi đường tan hết, nước đường đã ngả sang màu vàng sậm gần như mật ong thì cho mè vào.
- Nhúng một mặt bánh đã chiên vào hỗn hợp này. Khi nguội, đường sẽ đông tại tạo cho bánh một lớp vỏ bóng rất đẹp mắt.
3.10. Bánh rán ngào đường
Muốn ăn bánh bao đường thì ta cho đường vào chảo với chút nước. Đun tới khi đường đạt chuẩn thì đổ bánh vào xóc đều,để bếp bé nhất đảo khéo tới khi đường kết tinh trắng bám vào kín bánh là được.
Nếu ko quen thì chuẩn bị trước một bát con có ít nước để thử đường. Lấy đầu đũa chấm cho đường nhỏ vào nước. Đường thành giọt không tan ra là được.
3.11. Bánh vòng
- Bột nặn thành vòng tròn, tẩm mè
- Chiên vàng.
- Nhúng đường như bánh cam đường.
4. Bánh cam, bánh còng Miền Tây
Mâm bánh cam, bánh còng miền Tây
Bánh cam được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán lại dẻo dai thơm ngon. Để vỏ bánh ngon hơn người ta còn cho thêm ít khoai lang vào trong phần bột pha chế. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát vàng.Sau khi pha bột, người ta sẽ bắt đầu cáng mịn, sau đó cắt ra thành từng miếng tròn và cho phần đậu xanh vào chính giữa, nặn lại thành hình trộn sau đó lăn qua mè vàng và đem đi chiên vàng.
Điều đặc biệt ở bánh cam là phần nhân và vỏ bánh đều tách rời nhau, không dính chặt lại. Một điểm khác biệt của bánh cam miền Tây với bánh cam được làm ở những nơi khác chính là nhân đậu xanh vừa mịn, vừa nhiều bên trong, vỏ bánh lại dẻo rất vừa ăn.
Bánh cam miền Tây có hai loại, một loại được chiên vàng sau đó được phủ lớp đường, như kẹo mạch nha xung quanh gọi là bánh cam đường. Bánh cam đường thường có nhân đậu xanh mặn hơn và không trộn đường vào với nhân.
Loại thứ hai là bánh cam chiên, bánh cam chỉ được phủ lớp mè sau đó đem chiên vàng, nhưng bù lại nhân đậu xanh bên trong được trộn đường, ăn vào rất ngọt, thơm ngon. Sở dĩ bánh có tên là bánh cam vì hình dáng tròn tròn như trái cam và cũng bởi màu cam vàng ươm của đường của vỏ bánh khi được chiên giòn.
Bán kèm với bánh cam là bánh còng, nguyên liện làm bánh còng cũng giống như bánh cam, chỉ khác bánh còng không có nhân, chỉ được nặn thành hình vòng tròn, chiên vàng, phủ lớp mè và kẹo đường.
Bán kèm với bánh cam là bánh còng, nguyên liện làm bánh còng cũng giống như bánh cam, chỉ khác bánh còng không có nhân, chỉ được nặn thành hình vòng tròn, chiên vàng, phủ lớp mè và kẹo đường.
Sở dĩ có tên gọi là bánh còng hình dáng của bánh như chiếc vòng đeo tay, mà người miền Tây lại quen gọi vòng thành còng nên bánh mới có cái tên lạ như thế.Tuy không có nhân nhưng bánh còng lại thu hút trẻ em hơn, chắc có lẽ vì hình dáng bên ngoài của bánh.
5. Video hướng dẫn
V1. Dùng khoai lang
V2. Dùng bột nở
V3.
V4. Dùng khoai tây
V5. Bánh cam ngũ sắc
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét