Coconut Peanut Mochi
Nuo mi ci – 糯米糍
Người châu Á rất thích món tráng miệng từ gạo nếp, và một trong những loại dễ nhận biết nhất là Mochi. Không gluten, thuần chay và đơn giản là ngon, không có gì ngạc nhiên khi Mochi đậu phộng kết hợp với dừa, hay Nuo Mi Ci (糯米糍) lại rất phổ biến. Mochi đậu phộng, còn được gọi là Luo Mai Chee trong tiếng Quảng Đông. Trên khắp châu Á, có rất nhiều loại Mochi khác nhau về cấu trúc, màu sắc và nhân bên trong:
Về kết cấu: Tính chất của Mochi có thể khác nhau tùy thuộc vào cách nấu. Phương pháp nấu phổ biến nhất là hấp, đem lại kết cấu mềm và dẻo dai. Khi được chiên lên, nó sẽ giòn và dẻo. Một phương pháp nấu khác ít thấy là chiên áp chảo Mochi.
Về màu sắc: Với các nguyên liệu được thêm vào như khoai lang, bí đỏ, và màu thực phẩm, mochi có thể có được bất kỳ màu nào bạn muốn.
Phần nhân: Nhân có thể vừa ngọt vừa thơm. Loại nhân ngọt phổ biến khắp Châu Á - nhân đậu đỏ nhuyễn (red bean paste), luôn là loại nhân được yêu thích. Cũng xuất hiện một số loại nhân khác như xoài, dâu tây, khoai lang tím và nhân đậu phộng dừa này. Về cơ bản, sự sáng tạo là không giới hạn và có nhiều lựa chọn cho bạn trải nghiệm.
Đối với công thức Mochi đậu phộng truyền thống này, có thực hiện một điều chỉnh nhỏ đó là cho một ít dầu dừa trộn với nhân - nó tăng liên kết các thành phần hơn một chút, do đó nó ít bị vỡ tơi hơn so với cách làm truyền thống.
Lưu ý: bạn có thể phải làm nóng dầu dừa cho dầu tan chảy ran trong những tháng lạnh hơn, vì nó có xu hướng đông tụ!
1. Nguyên liệu
- Phần bột bánh:
- 1.5 cup (190g) bột nếp
- 1/4 cup (35g) bột bắp
- 1/4 cup (60g) đường caster (đường xay mịn)
- 1.5 cup (350g) nước cốt dừa
- 2 muỗng canh dầu dừa, làm nóng chảy
- Dầu ăn
- Phần nhân bánh:
- 1/2 cup đậu phông rang, giã nhỏ
- 1/2 cup vụn dừa, sấy khô
- 3 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh dầu dừa, đun chảy (tùy chọn)
- Nguyên liệu phụ:
- Một tấm giấy nến kích thước 18x18” (tùy chọn)
- 1 cup vụn vừa sấy khô
- 16 cốc giấy cupcake loại nhỏ
( 1cup = 240ml )
2. Cách làm
- Quét một lớp dầu chống dính lên khay bánh vuông 11 inch (11 " x 11") và đặt sang một bên. Khuôn bánh 11 " x 11" có độ dày phù hợp với việc làm bột trong công thức này. Các khay kích thước khác cũng sẽ làm được, nhưng bạn sẽ cần cán mỏng bột ra khi bọc nhân.
- Đặt nồi hấp lên bếp và đun cho sôi nước. Nếu không có thể dùng nồi hoặc chảo rộng đun nóng.
- Trong một bát lớn, cho bột nếp, bột bắp, đường caster, nước cốt dừa, dầu dừa tan chảy và khuấy đều cho đến khi được hỗn hợp bột sánh mịn.
- Trút hỗn hợp bột vào khay bánh đã chuẩn bị, và nhẹ nhàng vỗ trên mặt bàn để bột được láng đều khay. Khi nước trong nồi hấp sôi, đặt khay bột vào hấp 15 phút với lửa lớn.
- Khi thấy phần bột trong, dùng tăm xiên qua thấy không ướt là bột đã chín, lấy ra khỏi nồi. Để cho bột nguội hẳn.
- Trong khi chờ bột nguội, hãy làm phần nhân. Trộn đều đậu phộng giã nhỏ với vụn dừa, đường và 1 muỗng canh dầu dừa. Để nhân dừa sang một bên.
- Khi bột nguội, nhẹ nhàng lấy bột ra khỏi khay bánh và đặt lên một tấm giấy nến lớn, và cắt thành 16 miếng vuông bằng nhau.
- Lấy một miếng bột, cho khoảng 1 muỗng canh nhân vào giữa và bao kín, vo tròn lại.
- Lăn bánh mochi qua phần vụn dừa cho phần vụn dừa bao phủ toàn bộ bánh.
- Bánh sau khi được áo 1 lớp vụn dừa thì đặt vào cốc giấy để cho đẹp mắt.
Nên dùng ngay để cảm nhận độ mềm dẻo của bánh.
3. Lưu ý
- Khi nặn bánh với bột gạo nếp chín có thể sẽ dính tay. Một vài mẹo sau sẽ hữu ích cho bạn:
- Thấm ướt ngón tay bằng nước ấm khi nặn bánh
- Cán bột (chỉ khi cần thiết) giữa hai lớp màng plastic wrap
- Đeo gang tay nilon
- Bảo quản: Hãy bảo quản bánh trong hộp kín ở nhiệt độ phòng. Và sử dụng trong vòng 3 ngày.
Chúc các bạn thành công!
(Nguồn The Woks Of Life)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Asians love glutinous rice desserts, and one of the most recognizable is mochi. Gluten-Free, Vegan and just plain tasty, it’s no wonder that this Peanut Mochi with Coconut, or Nuo Mi Ci (糯米糍) is so popular. Peanut Mochi, also called Luo Mai Chee in Cantonese, is just one of many ingenious mochi combinations out there. Across Asia, there are tons of different types of mochi that vary in texture, color, and filling:
Texture: The consistency of mochi can vary based on how it’s cooked. The most common cooking method is steaming, which yields a soft and chewy texture. When it’s fried, it’s crunchy and chewy. Another less seen home cooking method is pan-fried mochi.
Color: With the added ingredients like yams, pumpkin, and food coloring, mochi can be made any color you want.
Filling: Fillings can be both sweet and savory. Sweet fillings are generally more popular across Asia––red bean paste is always a favorite. I’ve also seen fillings like mango, strawberry, purple yam and this coconut peanut filling. Basically, the sky’s the limit when it comes to filling options.
For this traditional Coconut Peanut Mochi recipe, I made a minor tweak by moistening the filling ever so slightly with some coconut oil––I find that it binds the filling together a bit, so that it’s slightly less crumbly than the traditional version.
Note that you might need to melt the coconut oil in colder months, as it tends to solidify!
1. Ingredients
(Serves: 16)
- For the dough:
- 1½ cups (190g) sweet rice flour
- ¼ cup (35g) cornstarch
- ¼ cup (60g) caster sugar
- 1 ½ cups (350g) coconut milk
- 2 tablespoons melted coconut oil
- Vegetable oil
- For the filling:
- ½ cup roasted peanuts, finely chopped
- ½ cup coconut flakes, coarsely chopped
- 3 tablespoons sugar
- 1 tablespoon melted coconut oil (optional)
- To assemble the coconut peanut mochi:
- A large piece of wax paper (about 18x18”) (optional)
- 1 cup coarsely chopped coconut flakes
- 16 small paper cupcake cups
2. Instructions
- Brush a square 11” x 11” flat-bottomed cake pan with some vegetable oil to prevent sticking, and set aside. The 11” X 11” cake pan yields the perfect thickness of dough for this recipe. Other sized pans will also work, but you will need to roll out the dough a bit when assembling the mochi. Prepare your steamer with water and bring to a boil.
- In a large bowl, mix together the sweet rice flour, cornstarch, caster sugar, coconut milk, and melted coconut oil until smooth.
- Transfer the mixture to the prepared cake pan, and gently tap on a table to distribute it evenly. Once the water in the steamer is boiling, steam the dough mixture for 15 minutes over high heat.
Let it cool completely.
- While the dough is cooling, make the filling by combining the chopped peanuts, coconut flakes, sugar and 1 tablespoon coconut oil.
Set it aside.
- Once the dough cools, transfer it onto a large piece of wax paper (or a clean smooth counter top lightly greased) and cut it into 16 equal squares.
- Take a piece of dough, add about 1 tablespoon of filling in the center, and close the dough around the filling, pinching it closed.
Roll in the coconut flakes to coat.
Place in a paper cupcake cup, and repeat until all the mochi are assembled.
3. Notes
- Working with cooked glutinous rice dough can be a sticky business. One and/or all these tips will be helpful:
- Wet your fingertips with warm water as you go
- Roll the dough (only if necessary) between two layers of clear plastic wrap
- Wear a pair of disposable food grade gloves
- Storage:
Store the leftovers in an airtight container at room temperature. Consume within 3 days.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét