14/8/18

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ - Doner Kebab

Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Doner Kebab mang nét đặc trưng có hình tam giác cùng thịt cừu bên trong nhưng khi đến Việt Nam chúng được thay thế bằng thịt heo nướng sao cho phù hợp với văn hóa, hương vị cùng nguyên liệu sẵn có nơi đây nhưng cách làm và hương vị vẫn mang đậm nét đặc trưng của Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ (Doner Kebab) với hình dạng bánh tam giác ăn chung với thịt nướng cùng nước sốt đặc trưng và các loại rau cải, xà lách

Doner Kebab là món ăn truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ với những tảng thịt nướng xiên dọc trên một que thép ăn cùng bánh mì. Kebab có nghĩa đơn giản là thịt nướng, “doner” nghĩa là quay. Phần thịt phi lê của cừu, bò hay gà được nén thành các tảng lớn, xiên trên một trục trụ tròn. Xiên thịt được đặt dọc, nguồn nhiệt lại được cung cấp theo chiều ngang, trụ thịt được thiết kế có thể quay để thịt được nướng chín đều ở đa diện. Món ăn có liên quan chặt chẽ đến chiếc bánh mì Gyro của Hy Lạp và một vài món nướng truyền thống khác khắp khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.
Doner Kebab truyền thống có thịt kẹp trong bánh mì pita – một loại bánh mì tròn xốp, mềm và rỗng, thêm vào đó là các loại rau cùng nước sốt.

Cha đẻ của món Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Doner Kebab là ai?

Doner Kebap không phải tên một loại bánh mì. Doner có nghĩa là quay, xoay. Kebap là thịt nướng. Doner kebap chính là một món thịt nướng đặc biệt bằng cách quay tròn trên một cái xiên thẳng đứng. Cách nướng này khiến cho tất cả phần thịt đều được nướng đều, chín cả trong và ngoài mà thịt không hề bị khô cháy.

Cách ướp và nướng thịt của Bánh mì doner kebab rất khác so với các bánh mỳ khác

Cha đẻ của món bánh mỳ Doner Kebap nổi tiếng khắp thế giới này là Mahmut Aygun, một người con của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sinh sống ở Đức. Theo đúng truyền thống, món thịt nướng quay tròn và gia vị được dùng với cơm. Tuy nhiên, trong một phút ngẫu hứng, ông Aygun đã nghĩ tới việc kẹp thịt vào bánh mỳ để mọi người có thể dễ dàng đem đồ ăn đi cùng với mình và chiếc bánh mỳ doner kebab nóng giòn tuyệt ngon này đã có thể đi khắp thế giới trong đó có Việt Nam.

Kinh doanh xe Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Doner Kebab tại Việt Nam

Những năm đầu mới xuất hiện, muốn kinh doanh bánh mì Doner Kebab, người bán phải đầu tư bộ lò nướng thịt có giá cả nghìn USD vì phải nhập từ Đức, Nhưng hiện nay, với số vốn chỉ ở tầm 27 đến 30 triệu đồng, người kinh doanh có thể mở một xe bánh mì Kebab, hay còn gọi là bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh doanh bánh mì Kebab khá dễ, nhưng để tạo sự khác biệt và thu hút khách lại không đơn giản vì phải nắm được công thức tẩm ướp thịt và pha nước sốt đi kèm.
Để mở một xe bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, Bánh mỳ Doner Kebab chỉ cần đầu tư khoảng 30 triệu đồng
Nguồn gốc nguyên liệu, địa điểm đặt xe bánh cùng đối tượng khách hàng là yếu tố khiến bánh mì Doner Kebab có nhiều mức giá. Có những xe chỉ bán khoảng 15.000 đến 20.000 đồng một phần, nhưng có nơi bán 25.000 đồng hoặc hơn tùy vào khu vực, nhưng nhìn chung mức giá đó cho một món ăn sáng khởi đầu ngày mới nóng giòn và ngon như vậy tại Sài Gòn là không cao.

Cách làm Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, hay còn gọi là bánh mỳ Doner Kebab

Về hình dáng, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ không giống với bất kỳ loại bánh mì hình ổ của Việt Nam, hình cây của bánh mì Pháp, hình tròn của hambuger, hay hình vuông của sandwich. Bánh có hình tam giác, trông tựa như góc 1/6 của một ổ bánh tròn lớn với lớp mè mỏng phủ lên trên.
Thịt nướng của món bánh được tạo thành một khối bắt mắt và thơm lừng nhờ được ướp với nhiều gia vị nước ngoài. Theo đúng nguyên bản, bánh có xuất xứ từ quốc gia đạo Hồi nên phần thịt nướng sẽ gồm thịt cừu, thịt bò và thịt gà. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia hồi giáo nên thịt lợn không nằm trong số các lựa chọn làm Doner Kebab.
Khi du nhập vào nước ta, thịt cừu nặng mùi, không hợp với khẩu vị Việt; thịt bò có giá thành cao nên chỉ thịt gà được giữ lại. Nhược điểm của thịt gà là bị khô và bã khi nướng, nên một số nơi chuyển hẳn sang thịt heo làm biến dạng phần tinh tuý, cũng như đi ngược tôn chỉ của loại bánh chuyên dùng cho người theo đạo Hồi. Một số quầy khác đề ra phương án làm mềm thịt gà bằng cách xen kẽ thêm những lớp da gà, lớp bơ mỏng.
Rau của món bánh mì Kebab phong phú với bắp cải tím, xà lách trộn chua ngọt, dưa leo, cà chua thái lát. Nhưng đáng kể nhất là sự xuất hiện của hành tây ngâm chua ngọt, đã được khử bớt vị nồng, hăng, cay. Nhờ hành tây, thịt nướng trở nên đậm đà hơn.
Vị chua nhẹ của sốt, cay nồng của sa tế, thanh mát nhiều loại rau khiến bánh mì Doner Kebab đang dần chiếm được lòng giới trẻ Sài Gòn.
Nước sốt của món bánh cũng khá lạ, có màu trắng, nhìn tựa như nước sốt mayonnaise nhưng loãng hơn. Khi thưởng thức có vị chua, cay nhẹ, thơm nồng hương thì là. Nước sốt được trét đều vào 2 mặt trong của bánh, vừa có tác dụng “tăng vị” cho các loại nguyên liệu, vừa giúp ổ bánh có độ mềm mịn.
Khi khách gọi bánh, nhân viên sẽ bật bếp máy nướng thịt doner kebab và cho bánh vào máy ép nóng. Khi thịt toả mùi thơm, người bán dùng một con dao có chiều dài khá ấn tượng, cắt từng lát mỏng khối thịt theo chiều dọc rồi lần lượt cho vào bánh sa tế, nước sốt, thịt, rau theo thứ tự. Khi thưởng thức, mỗi tầng nguyên liệu cho cảm giác khác nhau, khiến người dùng như lạc vào thế giới gia vị.
Từng lát mỏng khối thịt được cắt theo chiều dọc rồi lần lượt cho vào bánh mỳ: sa tế, nước sốt, thịt, rau theo thứ tự.
Bánh mì được cho vào lò ép nóng, hiện tại các cửa tiệm kinh doanh hoặc xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ hay còn gọi là bánh mỳ Doner Kebab đang rất chuộng sản phẩm Kẹp nướng điện Tiross, ngoài công dụng chính là nướng  bánh mì thổ nhĩ kỳ  thì máy còn nướng được các loại thịt và bánh khác rất tiện dụng.
Máy kẹp nướng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Tiross đang được các điểm kinh doanh bánh mỳ chọn mua phục vụ cho việc kinh doanh của mình
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ này ăn sẽ ngon hơn khi được nướng và ăn nóng. Máy có hai mặt nướng nên có thể nướng được nhiều thức ăn hơn; mỗi mặt đều có nút điều chỉnh nhiệt độ riêng. Thiết kế mặt nướng có rãnh giúp thức ăn không dính và giảm thiểu dầu mỡ. Khi không sử dụng, hai mặt của kẹp nướng điện Tiross  có thể gập lại và khóa chốt, để tiết kiệm diện tích và dễ dàng bảo quản.

1. Nguyên liệu

- Phần thịt nướng:
  • 300g thịt nạc vai
  • 1 quả trứng gà
  • 1 thìa bột mì
  • 1 thìa bột thì là
  • 1 thìa bột quế
  • 3 thìa bột mùi tây khô
  • 3 tép tỏi đã xay/ bằm nhỏ
  • 1 thìa cafe muối
  • 1 thìa cafe hạt tiêu
  • 1 muỗng canh sữa tươi không đường
  • 2 muỗng canh dầu ô liu
- Rau ăn kèm:
  • 1 quả cà chua
  • 1 quả dưa chuột
  • 1/4 cây bắp cải tím (có thể thêm bắp cải trắng)
  • 1 cây xà lách (xà lách lo lo xanh; hoặc xà lách búp mỹ - iceberg letutte)
- Phần sốt trắng:
  • Sốt mayoonaise ajinomoto: 1kg
  • Sữa tươi có đường vinamilk: 1 lít
  • Sữa chua có đường vinamilk: 3 hộp
  • 1 xíu muối
- Tương ớt, tương cà
- 1 ổ bánh mì hình tròn, cắt 6 phần tam giác

2. Cách làm

2.1. Ướp thịt nướng

➽Cách 1:
- Đầu tiên, tách trứng gà cho vào bát nhé, trộn đều trứng với bột mì, bột thì là, bột quế, bột mùi tây khô, 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe hạt tiêu, 1 muỗng canh sữa tươi không đường cùng tỏi bằm nhỏ.
-Thịt nạc vai bạn rửa sạch, thấm khô. Khứa chéo để miếng thịt thấm gia vị và mau chín, Sau đó ướp thịt với hỗn hợp gia vị vừa trộn ít nhất 4 tiếng trước khi nướng để thịt đậm đà hơn.
- Đặt thịt vào vỉ chuẩn bị nướng thịt.
➽Cách 2: Ướp thịt với gia vị Doner Kebab trộn sẵn:
  • 500g thịt + 500g mỡ
  • 3kg thịt nạc vai + 2kg thịt đùi
  • 150g hỗn hợp tỏi + hành xay: Hỗn hợp này xay nhuyễn bằng máy xay và cho một muỗng lớn dầu ăn
  • Gia vị gốc : 1 muỗng lớn dầu ăn
  • Gia vị knor : 4 muỗng lớn dầu ăn
  • Muối ăn : 4 muỗng lớn dầu ăn
  • Tiêu xay : 1 muỗng lớn dầu ăn
  • Bột ngọt : 1 muỗng lớn dầu ăn
  • Đường : 1 muỗng lớn dầu ăn
  • Dầu mè : 1 muỗng lớn dầu ăn
Gia vị tẩm ướp thịt Doner Kebad bán sẵn
- Cắt thịt theo bản 0.15m, thịt và mỡ rửa thật sạch, rửa nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nhớt, máu…. Sau đó để thật ráo.
- Chứa thịt trong thau lớn và cho hỗn hợp hành xay vào trộn đều.
- Lần lượt cho gia vị knor, muối, bột ngọt, tiêu và gia vị gốc vào. Trộn thật đều lần cuối.
- Xiên thịt vào cây, cứ 2 lớp thịt nạc có 1 lớp thịt mỡ.
Bảo quản thịt trong tủ đông hoặc tủ lạnh điều chỉnh nhiệt độ tối đa.

2.2. Sơ chế rau củ

- Bắp cải tím rửa sạch, thái sợi mỏng.
- Cà chua rửa sạch, cắt lát mỏng.
- Dưa chuột bạn rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát mỏng.
- Xà lách bạn nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch, để ráo. Nếu dùng xà lách búp mỹ thì đem thái sợi nhỏ.
Ngoài ra có thể thêm hành tây trắng hoặc tím thái mỏng, ngâm giấm đường cho bớt hăng.
- Công thức bắp cải chua ngọt:
+Bắp cải tím: 1kg
+Bắp cải trắng: 3kg
+Có thể dùng đu đủ xanh và cà rốt
+Nước: 3 chén + giấm ăn: 1 chén + Đường: 1 chén ( Tỉ lệ: 3:1:1)
Nên pha hỗn hợp chua ngọt này trước và bảo quản trong chai đến khi cần thì đem ra sử dụng, khi cho bắp cải vào rồi thì chỉ sử dụng hỗn hợp này trong ngày. Rửa cải sạch và ngâm nhanh trong nước muối loãng, vớt ra để ráo sau đó ngâm trong dung dịch giấm chua ngọt.
Có thể dùng đu đủ cà rốt bào sợi chua ngọt.

2.3. Pha sốt

Bánh mì thổ nhĩ kỳ còn đặc biệt bới phần nước sốt trắng chua chua, thơm thơm.
Trộn đều hỗn hợp các nguyên liệu bằng máy đánh trứng và bảo quản trong tủ lạnh, thời gian bảo quản tốt nhất 2 – 3 ngày.

2.4. Nướng thịt

- Làm nóng sẵn lò ở nhiệt độ 220 độ C, Rãnh dưới lò bạn đặt một khay không để hứng mỡ chảy ra từ thịt nhé, Lò đạt tới độ nóng yêu cầu thì bạn cho thịt vào và hạ lửa xuống 150 độ C. Bạn nướng cho tới khi miếng thịt xém vàng thì lấy thịt ra (khoảng 20 phút nhé bạn). Đợi thịt nguội, bạn thái thịt thành từng lát mỏng nhé!

2.5. Hoàn thiện

- Cắt bánh mì tròn thành từng chiếc bánh hình tam giác. Bạn ép bánh mì cho tới khi bánh mì nóng giòn (bạn có thể sử dụng chảo chống dính hoặc lò nướng để thực hiện công đoạn này nhé).
Bánh mì tròn có mè hoặc không dùng cho làm món bành mì Doner Kebab
- Dùng dao tách đôi hai lớp vỏ bánh mì ra, xếp lần lượt các nguyên liệu:
Thứ tự cho nguyên liệu vào: Bánh mì + dưa leo + thịt nướng + bắp cải chua ngọt + sốt mayonnaise + cà chua + tương ớt + tương cà.
- Cách gấp giấy A4: Xếp giấy A4 cho đều hai đầu và dán 1 góc của giấy.
Vị ngọt thơm của thịt nướng, vị chua nhẹ của nước sốt, thanh mát của từng loại rau khiến người thưởng thức như lạc vào thế giới gia vị hấp dẫn.
Bánh mì Doner Kebab với phần rau có thêm hành tây
Bánh mì ta cũng có thể dùng cho món bánh này
Có khi bánh không dùng xà lách mà thay bằng bắp cải trắng và hành tây tím chua ngọt
Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét