THẾ GIỚI ẨM THỰC

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Tuần khủng hoảng (Wonder weeks)

Sau khi sinh cha mẹ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé mà tâm sinh lý phát triển của trẻ cũng là vấn đề đau đầu. Khó chịu nhất chính là 10 tuần khủng hoảng. Thế giới gọi đó là “Wonder Weeks” hay còn gọi là Tuần phát triển kĩ năng và tinh thần của trẻ, giai đoạn bé trở nên khó tính hơn. Mọi nếp ăn ngủ bị đảo loạn cho tới khi trẻ thực hiện và hoàn thiện kĩ năng mới.


Tiến sỹ Hetty van de Rijt và Tiến sỹ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “The Wonder Week” – Tuần khủng hoảng cho rằng, không một cha mẹ nào “thoát” khỏi những cột mốc ẩm ương này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết được rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là cụm từ mẹ biết đến nhiều hơn so với các cột mốc còn lại vì những biểu hiện của trẻ thời điểm này là rõ rệt nhất. Nhưng mẹ có công nhận rằng trước đó không ít lần bản thân cảm thấy phát điên vì bé trở chứng. Kiểu như đang ngủ yên lành bỗng thức dậy và khóc thét, dỗ thế nào cũng không nín, rồi có lúc lại bám dính bố mẹ không rời… Cảm giác lúc này là: “Liệu mình có làm gì sai không?”.
Thực ra cha mẹ vẫn đang làm đúng vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé cưng. Cái cách mà bé “chống đối” được coi là tự nhiên, đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động.
👍 Biểu hiện:
1. Khóc lóc, cáu giận;
2. Tâm trạng thất thường, vui đó cáu đó;
3. Đòi mẹ/bố chơi cùng;
4. Bám bố/mẹ như sam;
5. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ (ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố);
6. Nghịch ngợm;
7. Có những cơn giận bất thường;
8. Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác;
9. Nhút nhát hơn với người lạ;
10. Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc; ngủ muộn và dậy sớm;
11. Bé mơ thường xuyên hơn trước đây;
12. Biếng ăn;
13. Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi một chỗ;
14. Mút tay nhiều;
15. Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ
16. Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ đòi mẹ cầm bình sữa cho bú, đòi mẹ xúc cơm..)
17. Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc hờn giận phải ti mới hết
Cùng điểm danh các tuần khủng hoảng của bé nào các mom:
Mẹ lưu ý rằng tuần khủng hoảng có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn theo bảng trên. Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng của bé bên cạnh các mốc phát triển kĩ năng con theo độ tuổi, hoặc những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… mà đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.


Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.

Mẹ cần làm gì khi bé “khó ở”?
Bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết sau khi đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn chỉ gồm 3 từ: “Mặc kệ con”. Tại sao ư? Vì đây là quá trình phát triển tự nhiên, không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể đồng hành. Nên để con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.

Sau “Wonder Week” sẽ là “Sunny Week”. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ngoan, sẽ lại ăn ngủ đều và thôi bám mẹ.

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:
  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút
  • Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)
  • Không ép bé ăn
  • Quan tâm đến bé nhiều hơn

Sau cơn mưa trời lại nắng:










(Nguồn: Huyên Thảo)

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.