Trời nắng làm một bát chè sầu ăn cứ gọi là tuyệt cú mèo.
- Phần sốt kem sầu tiêng:
- Sầu riêng tách vỏ: 500g (cơm sầu)
- 100ml nước cốt dừa (có thể thay nước cốt dừa bằng 100ml sữa tươi không đường)
- 100g sữa đặc ông Thọ
- 100ml whipping cream (nếu có món sốt sẽ béo ngậy hơn, còn không có bỏ qua bước này)
- Phần thạch lá dứa:
- 3 cái lá dứa(lá nếp)
- 3g bột rau câu dẻo (jelly)+3g bột rau câu giòn (agar)
- 500ml nước
- 100g đường cát trắng
- Phần sương sa hạt lựu:
- 200g củ mã thầy (củ năng)
- 150g bột năng
- 1/2 củ dền nhỏ (tạo màu hồng, ngoài ra có thể tạo màu bằng lá dứa, lá cẩm... theo ý thích)
- Hoa quả ăn kèm:
- Mít chín: 100g
- Xoài, thanh long,nhãn... theo mùa và theo ý thích
2. Cách làm
2.1. Làm thạch lá dứa
Trước tiên làm phần thạch lá dứa trước (có thể làm từ trước để thạch có thời gian đông cứng và lạnh):
- Bột rau câu để không bị chảy nước sau khi làm thì nên kết hợp 50% bột rau câu dẻo(jelly) + 50% bột rau câu giòn (agar), trộn hai loại bột với nhau, ngâm với 600ml nước trong vòng 1-2 giờ để bột rau câu tan và nở hoàn toàn.
- Lá dứa rửa sạch,thái nhỏ thêm 50ml nước trắng, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn,lọc qua rây lấy phần nước cốt.
- Bắc nồi rau câu sau khi ngâm nước trong vòng 1-2 tiếng lên bếp, bật lửa khuấy đều cho tan, khi thấy phần rau câu đã tan hết thì đổ 100g đường cát vào, đường tan hết, rau câu sôi lăn tăn trở lại hạ nhỏ lửa, lúc này mới cho màu lá dứa vào, chú ý không cho quá nhiều lá dứa thạch sẽ bị đắng, khi thạch gần bắc ra khỏi bếp mới cho màu lá dứa để giữ được màu xanh không bị xỉn màu (tránh cho màu lá dứa ngay từ đầu nấu).
- Trong quá trình nấu thạch rau câu tránh khuấy nhiều dẫn đến sau khi làm xong thạch hay bị chảy nước, nên hạn chế khuấy.
- Bắc nồi thạch rau câu lá dứa ra khỏi bếp, đợi bớt nóng đổ vào khuôn, thạch nguội hẳn cho vào tủ lạnh để đông lại.
2.2. Làm sốt kem sầu riêng
- Sầu riêng 500g (để lại một nửa cơm sầu,một nửa đem làm sốt)
- Cho cơm sầu+nước cốt dừa+sữa đặc+whipping cream(không bắt buộc) xay thật mịn (đun cách thuỷ,để nguội)cất ngăn mát tủ lạnh.
- Phần sốt nên làm ngọt một chút khi ăn cho thêm đá bào là vừa miệng.
2.3. Làm sương sa hạt lựu
- Củ mã thầy gọt vỏ, thái hạt lựu
Không kiếm được củ mã thầy có thể sáng tạo bằng củ đậu, quả lê... để làm phần sương sa hạt lựu nhưng không giòn ngon bằng củ mã thầy.
- Củ dền gọt vỏ, cắt nhỏ xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Ngâm củ mã thầy vào nước cốt củ dền trong 15 phút, sau đó đổ vào chảo sên lửa vừa cho màu củ dền ngấm vào củ mã thầy sẽ cho ra thành phẩm màu sương sa hạt lựu đẹp hơn. Sau khi thấy màu củ mã thầy chuyển sang màu hồng đậm hơn trước vớt củ mã thầy ra cho ráo nước.
- Đổ củ mã thầy đã sên màu củ dền vào bát to đổ bột năng vào xóc cho bột năng bao đều xung quanh củ mã thầy. Các hạt sương sa bắt đầu khô ráo và tách rời nhau là được. Cho củ mã thầy vào rổ, rây cho sạch phần bột năng còn thừa.
- Đem hạt lựu đi luộc chín vớt ra bát nước lạnh, khi luộc thấy phần sương sa hạt lựu nổi lên là chín, vớt ra bát nước lạnh phần sương sa hạt lựu sẽ trong suốt có màu hồng bên trong rất là đẹp.
2.4. Các loại hoa quả ăn kèm
- Mít thái sợi nhỏ
- Các loại hoa quả khác: bơ, xoài, thanh long, nhãn... lột vỏ, thái nhỏ.
- Sầu riêng còn lại một nửa sau khi một nửa đã làm sốt thì tách hạt.
- Thạch thái sợi hoặc vuông nhỏ tuỳ theo sở thích.
Ngoài ra có thể thêm các loại thạch khác như: thạch sương sáo đen, các loại trân châu...
- Khi ăn, cho mỗi loại một ít ra bát, nhớ phải có chút cơm sầu tách hạt sẽ dậy mùi thơm béo ngậy đặc trưng, đổ nước sốt, thêm chút đá bào là xong.
(Theo Tô Hưng Giang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét