THẾ GIỚI ẨM THỰC

Bánh dày

Bánh dày đậu xanh (kiểu miền Nam)

Bánh giầy nhân đậu xanh là món được nhiều chị em yêu thích bởi bánh dẻo, mịn, nhân đỗ thơm ngon, ngọt ngào.

1. Nguyên liệu

- 160g bột nếp
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 160ml nước ấm
- 200g đậu xanh đã cà vỏ
- 80g đường
- 1/2 chén hành lá thái nhỏ
- 2 muỗng canh hành phi
- dầu oliu

2. Cách làm

- Đậu xanh ngâm 3 tiếng, vo sạch đem hấp chín.
- Khi đậu còn hơi nóng hãy cho vào máy xay hoặc cho vào cối giã với muối, không cần quá nhuyễn.
(Bớt lại 1/3 lượng đậu xanh để sau áo bên ngoài bánh)
- Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu, chờ dầu hơi nóng cho hành lá vào xào thơm.
- Tiếp đó cho 2/3 đậu xanh cùng với đường vào xào cho đến khi đậu xanh vào đường quyện thành một khối là tắt bếp.
Chỉ xào đến khi đường vừa tan hết.
- Khi tắt bếp rồi thì hãy cho hành phi vào trộn đều. Chờ nhân nguội bạn viên thành những viên tròn đều nhau (to nhỏ tùy ý).
- Bột nếp + muối cho vào tô trộn đều, sau đó cho nước từ từ vào.
  Mang bao tay, nhồi bột khoảng 7-10 phút cho bột mịn dẻo không dính tay.
- Chia bột ra những phần nhỏ, viên tròn đều nhau.
- Sau đó ấn dẹp viên bột, cho nhân vào, viên tròn lại, để vỏ bánh bọc kín nhân.
Khi nặn bánh sẽ hơi bị dính tay, vậy nên dùng ít dầu ăn thoa lên tay để tay bớt dính bột.
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi cho vào một ít dầu ăn, thả bánh vào luộc đến khi bánh nổi lên là chín.
Lưu ý: Nên dùng nồi to đáy rộng để luộc bánh sẽ mau chín hơn.
- Khi bánh nổi lên luộc thêm vài phút nữa (3-4 phút). Sau đó vớt bánh ra cho vào tô nước lạnh.
- Cuối cùng dùng muôi có lỗ vớt bánh ra khay cho khô, ráo nước. Và cho bánh vào phần đậu xanh xay còn lại, lăn đều để đậu xanh bám kín xung quanh bánh. Dùng muỗng/thìa ấn vào phần giữa tạo phần lõm (má lúm đồng tiền).
- Giờ thì bày bánh ra đĩa và mời gia đình cùng thưởng thức nào.
- Cắt vài khoanh giò, sau đó cho bánh giầy đậu xanh lên. Trang trí vài cọng hành lá tỉa hoa cho hấp dẫn.
Bánh giầy nhân đậu xanh mềm, dẻo, nhân rất bùi và thơm, ăn cùng với giò lụa cũng rất tuyệt.
*Lưu ý:
- Hành lá chỉ lấy phần lá xanh và nên chọn loại lá nhỏ sẽ thơm hơn.
- Khi xào nhân đậu xanh, chỉ xào đến khi đường vừa tan hết, hòa đều với đậu. Không nên sên lâu quá sẽ khiến nhân bị chảy nước.
- Nhân đậu xanh có thể có hành hoặc không.
- Sau khi đã nặn nhân xong, nên để vào tủ lạnh một lúc cho đậu rắn, khô lại thì khi nặn bánh sẽ dễ hơn.
- Khi nhào bột nếp, phải dùng nước ấm/nóng và chỉ nên cho nước từ từ. Chỉ cho nước đến khi bột vẫn hơi khô, sau đó nhào trộn đều bột cho bột bóng mịn mượt.
- Để làm chín bánh, các bạn cũng có thể đem hấp.
Cho vào vỉ - xửng hấp lót lá chuối (nếu ko có lá chuối bạn có thể dùng giấy nến), cho bánh vào vỉ hấp trong 15 phút bánh chín, thỉnh thoảng mở vung lau phía trong mặt trong vung để nước hấp hơi không bị rơi xuống bánh và làm nhão bánh.
- Bánh sau khi luộc, nên để ráo nước rồi mới cho vào trộn với phần đậu xanh phủ bên ngoài.
- Phần đậu phủ bên ngoài không nên xay quá mịn. Chỉ hơi thô thôi.
- Bột bánh giầy nếu cho thêm ít bột gạo tẻ sẽ cho bánh không bị chảy. (400g bột nếp-1 thìa canh bột gạo).
- Bánh dày đậu gốc của người Bắc thì nhân chỉ có đậu xanh thôi. Người Nam hay cho thêm hành vào nhân có người còn cho tiêu nữa. Người Hải Phòng khi biến tấu bánh dày đậu không cho hành hay tiêu vào nhân, mà họ cho mứt bí vào. Nếu các bạn làm thì thử cho mứt bí vào đi, đảm bảo cũng ngon lắm nhưng nhớ ko có hành hay tiêu đâu.

3. Video hướn dẫn

Chúc các bạn thành công!

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.