Gia vị rắc cơm tiếng Nhật gọi Furikake là một món truyền thống của người Nhật. Nếu như người Việt Nam có muối vừng thì người Nhật có gia vị rắc cơm. Người Nhật đã tận dụng rất nhiều loại thực phẩm, thậm chí cả thức ăn còn thừa của bữa trước để làm gia vị rắc cơm.
Furikake là một loại gia vị khô rắc lên thức ăn làm từ hỗn hợp các nguyên liệu đơn giản như rong biển khô nori, khô cá bào Katsuobushi , hạt mè rang, cá khô, ruốc, cá hồi tươi, trứng cá hay trứng, … Trong đó rong biển khô và khô cá bào vốn là những nguyên liệu giàu umami, chìa khóa làm nên vị ngon cho Furikake nên thường xuyên được sử dụng. Với hình thức đơn sơ mộc mạc, Furikake khiến nhiều người bất ngờ bởi vị ngon khó tả đến từ sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu.
Không chỉ nguyên liệu mà cách làm Furikake cũng rất đơn giản. Nếu tất cả đều là nguyên liệu khô, bạn chỉ cần cắt nhỏ và trộn chúng với nhau, nêm nếm với chút muối và đường nếu cần. Nếu có nguyên liệu tươi, sau khi giã nhỏ hãy rang bằng chảo trên lửa liu riu đến khi hoàn toàn khô ráo. Trộn đều tất cả các nguyên liệu khô còn lại rồi nêm nếm cho vừa ăn là hoàn thành. Sau đó cho vào lọ kín cất giữ để dùng dần. Bí quyết là hãy nướng sơ rong biển khô chừng 30 giây để làm dậy mùi thơm và tăng thêm độ giòn.
Chính vì đặc điểm đơn giản mà Furikake rất thích hợp cho những ngày bạn đột nhiên chán những bữa ăn thịnh soạn, đầy ứ thịt cá và thèm chút vị ngon đơn sơ thuần túy, hay những ngày vì lí do nào đó bạn phải kiêng nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn “khao khát” được ăn ngon.
Ở Nhật, Furikake được bày bán trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi dưới dạng nhiều gói nhỏ gom gọn trong một túi lớn. Thường thì một túi có khá nhiều vị như Tamago (trứng), Sake (cá hồi), Nori (rong biển), Tarako (trứng cá tuyết), … hoặc một vị duy nhất trong một gói lớn, người dùng có thể tùy chọn theo ý thích của mình.
Ở Việt Nam, bạn có thể mua Furikake tại các siêu thị hay cửa hàng đồ Nhật như Hachi hachi, Aeon Mall .
Những món ăn ngon từ Furikake
Toppings
Furikake rắc lên cơm trắng hoặc cháo trắng khi đang nóng hổi sẽ rất ngon, đến mức có thể khiến bạn phải thốt lên: “Đơn giản vẫn là tuyệt nhất!”. Một số người cũng thích rắc Furikake lên cơm dù có các món ăn kèm, khi đó Furikake đơn thuần là gia vị tăng thêm hương vị. Furikake cũng đươc rắc lên những thức ăn khác như đậu hũ, mì sợi, rau củ, …
Ochazuke
Món Ochazuke – cơm chan nước trà – cũng sử dụng Furikake như một trong những nguyên liệu chính cùng với cá hồi hoặc cá ngừ. Đôi khi người ta cũng chỉ rắc Furikake lên cơm trắng rồi cho nước trà nóng vào và thưởng thức. Thoạt nghe có vẻ không hấp dẫn nhưng hãy thử món ăn này khi có dịp, bạn sẽ bất ngờ với sự ngon miệng của nó.
Onigiri
Trộn đều Furikake với cơm trắng rồi nắm thành nắm. Món này thường xuất hiện trong các hộp Bento, ăn cùng thức ăn kèm hoặc chỉ cần ăn không cũng đủ ngon rồi. Onigiri trộn Furikake đặc biệt thích hợp cho những buổi dã ngoại, cắm trại ngoài trời.
Hoặc nắm cơm rồi lăn qua Furikake.
Rắc rau củ luộc.
Rắc lên khoai tây luộc bóc vỏ.
Làm cơm sushi.
Rắc trứng ốp la.
Có những loại gia vị rắc cơm nào?
Thế giới gia vị rắc cơm vô cùng phong phú về chủng loại. Nhưng cách phân loại dễ dàng nhất là nguyên liệu làm gia vị.
- Hai loại nguyên liệu phổ biến nhất là vừng (đen/trắng) và rong biển.
- Rau củ: Phần lá xanh của các loại rau (thường là rau họ cải như cải bó xôi, rau cải củ trắng/đỏ), cà rốt
- Cá: Cá hồi, cá dăm (chirimen jako), cá nục, cá ngừ, cá bào katsuo
- Lòng đỏ trứng
- Thịt: thịt heo, thịt gà, thịt bò
- Hạt: Đậu phộng (lạc)
Ngày nay các nhà sản xuất còn sáng tạo bằng cách thêm các loại hạt chủ yếu sử dụng trong món ăn Âu (hạt thông), thêm những các loại gia vị Phương Tây (lá thơm, bột mù tạt vàng), thêm mù tạt xanh, lá tía tô sấy, trứng cá, trà xanh… Tuỳ vào từng loại nguyên liệu kết hợp sẽ cho thành phẩm là gia vị rắc cơm với những vị đặc trưng khác nhau!
Một số gợi ý cho vị Furikake tự làm
Tamago (trứng)
Bao gồm bột trứng sấy khô, rong biển khô, mè, khô cá bào,… Vị ngòn ngọt dễ ăn thích hợp với trẻ nhỏ.
Sake (cá hồi)
Cá hồi giã nhỏ, nêm gia vị vừa ăn rồi sấy khô. Có thể thêm rong biển khô, mè rang nếu thích.
Tori Soboro
Nguyên liệu chính là thịt gà băm nhỏ, sấy khô, có thể thêm mè rang, rong biển khô, ….
Shirasu
Furikake làm từ cá con, có thể tẩm gia vị rồi rang khô hoặc trộn thêm rau Nozawana.
Nori (rong biển khô)
Nguyên liệu chính là rong biển khô, có thể thấm chút nước tương Nhật Bản rồi rang khô, trộn với mè rang, khô cá bào, …
Okaka
Khô cá bào (Katsuobushi) thấm chút nước tương rồi rang khô, có thể thêm tảo bẹ đã nấu cắt nhỏ.
Một số nguyên liệu cần thiết
1. Rượu ngọt Mirin: Có thể mua ở các cửa hàng thực phẩm Nhật
2. Soy sauce: Có hai loại Light và Dark, tuỳ thích, loại đậm màu thì vị cũng đậm hơn
3. Cá bào - Katsuobushi flakes/Bonito flakes: Có hai loại, 1 loại to giống như vảy hình móng tay, một loại cắt sợi nhỏ
4. Vừng đen, vừng trắng
5. Cá dăm – Chirimenjako
6. Ruốc tôm hay tép biển khô: Mua ở quầy cá khô
7. Rong biển nori, hijiki
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG THỨC LÀM MỘT SỐ FURIKAKE THÔNG THƯỜNG
1. Noritama
Noritama là một trong những hương vị phổ biến của gia vị rắc cơm. Nori là loại rong biển dùng để cuốn sushi, tama là viết tắt của tamago hay trứng. Thành phần chính là cá bào katsuobushi.
1.1. Nguyên liệu
(Cho 2 cup thành phẩm)
· 1 ½ cup cá bào loại nhỏ hoặc 4-5 vốc tay nếu loại lớn
· 3-4 lá nori
· 1 thìa canh vừng
· 1 quả trứng luộc chín kỹ
· 3-4 thìa nước tương đen
· 1 thìa canh rượu mirin
· 1 nhúm muối
Dụng cụ:
· 1 tô lớn
· Lò nướng
· Tấm nướng chống dính baking sheet
· Chảo chống dính
· 1 cái rây
1.2. Cách làm
- Bật lò ở mức 300°F / 150°C.
- Bóp vụn cá bào trong một cái tô lớn. Bóp vụn nori vào trong tô, lau tay khô khi bóp nếu không cá bào sẽ dính vào tay. Trộn đều với nước tương và rượu mirin.
- Trải mỏng hỗn hợp lên tấm nướng chống dính. Cho vào trong lò và “nướng” trong 10-15 phút. Quan sát và ngửi, nếu bắt đầu có mùi hơi giống nước tương cháy thì bỏ ra.
- Trong khi đó, lấy lòng đỏ trứng, rây trứng thành bột vào trong chảo chống dính.
- Làm nóng chảo trên lửa nhỏ, rắc muối, đảo đều cho trứng khô từ từ. Sau vài phút, lắc nhẹ chảo cho trứng khỏi dính vào đáy chảo. Khi trứng bắt đầu khô bạn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong chảo. Để trứng tiếp tục khô, thi thoảng lắc lắc. Khoảng 15-20 phút sau là được, chú ý không để trứng chuyển thành màu nâu.
Đừng quên kiểm tra lò nướng trong lúc làm. Khi hỗn hợp cá bào và nori “nướng” xong, nó sẽ rất khô. Nếu thấy vẫn còn hơi ẩm thì đảo đều rồi cho trở lại lò trong vài phút.
- Để cho hỗn hợp trên nguội. Trong lúc đó, rang hạt vừng trong chảo đến khi nghe tiếng nổ tách tách. Để nguội vừng.
- Khi hỗn hợp cá bào và nori đã nguội, bóp vụn bằng tay.
- Trộn đều các nguyên liệu đã sơ chế ở trê. Bảo quản trong hộp kín trong tủ lạnh, dùng trong vòng 1 tuần. Dùng để rắc cơm, súp.
2. Ruốc cá hồi (Sake furikake / Salmon furikake)
Bạn có thể gọi là gia vị rắc cơm cá hồi hay ruốc cá hồi đều được. Nhưng dù bạn gọi là gì thì đều dùng để rắc lên cơm trắng, trộn cơm viên (rice ball) onigiri hoặc rắc mì/súp ochazuke. Bạn có thể cuộn trứng thành món cá hồi ốp lết, hoặc luộc rau…
2.1. Nguyên liệu
(cho 1 cup thành phẩm)
- 1 miếng fillet cá hồi khoảng 150g
- Muối vừa đủ
- Rượu sake
- 1 thìa canh rượu ngọt mirin
- 2 thìa canh nước tương (nên dùng loại có màu nhạt)
2.2. Cách làm
- Sát muối đều vào hai mặt của miếng cá, để trong tủ lạnh ít nhất 1 tiếng, tốt nhất là để qua đêm. Muối sẽ ngấm đều vào cá và hút bớt nước trong mình cá. Nếu bạn sử dụng cá hồi muối thì có thể bỏ qua bước này.
- Chắt bỏ nước muối tiết ra, thấm khô mình cá. Đặt miếng cá, phía lưng vào chảo chống dính đã lau khô. Nêm ½ chén rượu sake. Đặt cá vào một cái xửng và hấp chín cá trên lửa trung bình, lúc này rượu sake sẽ bốc hơi hết.
- Lấy cá ra khỏi xửng, để nguội, bỏ da. Dằm cá bằng dĩa, nhặt bỏ xương nếu có.
- Lau sạch chảo, cho cá trở lại chảo. Cho một thìa canh đầy rượu sake, rượu mirin và nước tương. Đảo đều cho nước bốc hơi. Tiếp tục đảo đến khi cá trở nên khô và tơi.
- Cá càng khô càng để được lâu, canh lửa không để cá cháy và đổi màu quá nhiều.
- Để nguội ruốc cá. Bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong một tuần nếu như ruốc còn hơi ẩm, 2 tuần nếu ruốc khô.
- Khi ăn, có thể rắc một chút muối vừng đen hoặc vừng trắng xay lên trên cá.
3. Tarako
"Tarako" trứng cá Cod Nhật Bản xuất hiện sau khi ruốc cá hối được phổ biến. Tarako là trứng cá Cod ật Bản, Tara. Bạn có thể thưởng thức Tarako với cơmo, mì, khoai tây và salad. Tarako khi kết hợp với nước tương sẽ đưa bạn vào bữa ăn của Nhật và khi kết hợp với mayonaise cho bạn thưởng thức bữa trưa kiểu phương Tây.
4. Rong biển hijiki và Cá dăm Chirimen Jako
Loại gia vị này kết hợp rong biển hijiki, một loại rong biển giàu chất xơ và khoáng chất, và cá dăm chirimen jako hay còn gọi là cá cơm nhỏ. Bạn có thể tìm thấy 2 nguyên liệu trên ở bất kì cửa hàng thực phẩm Nhật hoặc Trung hoa nào. Do dùng cả con nên cá dăm rất giàu canxi và umami. Rất nhiều người Nhật không dung nạp đường lactose nên họ ăn những thực phẩm như cá dăm để tăng hấp thụ canxi.
4.1. Nguyên liệu
- 4 thìa canh rong biển vụn me hijiki hoặc một nắm hijiki dạng ống, ngâm trong nước đến khi mềm rồi xả
- 3 thìa cá dăm chirimen jako
- 2 tấm nori, xé vụn
- 1 vốc cá bào katsuo bushi
- 3 thìa canh nước tương
- 1 thìa canh vừng trắng
- Ớt bột
- 1 thìa vỏ cam hoặc quýt xắt thật mỏng và nhỏ (tùy chọn)
4.2. Cách làm
- Cắt nhỏ rong biển hijiki nếu bạn dùng dạng thân dài.
- Cho rong biển hijiki đã cắt nhỏ và cá dăm chirimen jako vào một cái chảo chống dính trên mức lửa trung bình. Đảo đều đến khi khô bớt nước và hơi giòn, chú ý không để cháy.
- Cho nước tương, cá bào và nori đã xé vụn, tiếp tục đảo đến khi khô. Cho tiếp vừng, vỏ cam/quýt và ớt bột, đảo đến khi hạt vừng nổ tách tách. Tắt bếp và để nguội.
- Bảo quản trong lọ kín trong tủ lạnh, sử dụng trong vòng 1 tuần.
5. Cà rốt và vừng
Cà rốt là một loại củ rất phổ biến trong hầu hết tủ lạnh của mỗi nhà. Loại củ này thực sự tốt đối với sức khỏe của bạn, nhưng lại khá đơn điệu trong cách chế biến. Loại gia vị cơm vắt mà chúng ta nói đến ở đây sẽ tận dụng toàn bộ củ cà rốt, bạn sẽ không phải vứt bỏ bất cứ phần nào. Thêm vào đó vừng sẽ tạo nên vị bùi cho gia vị.
5.1. Nguyên liệu
- 4 củ cà rốt vừa (vừa đủ 2 cup = 480ml), cắt nhỏ, xắt mỏng
- 4 thìa vừng trắng
- 2 thìa canh nước tương (dùng loạị Light nếu không muốn gia vị đậm màu)
- ½ thìa canh đường nâu
- ¼ thìa cà phê nanami tohgarashi (bột ớt vị của Nhật) hoặc ớt xay
- Muối vừa đủ
Dụng cụ: 1 cái chảo chống dính rộng lòng và một cái chảo trũng lòng; dụng cụ cắt rau củ
5.2. Cách làm
- Gọt vỏ và cắt nhỏ cà rốt.
- Làm nóng chảo chống dính ở mức nhiệt trung bình. Cho cà rốt vào, nấu theo kiểu xao chín chậm bằng nhiệt (kara iri), thi thoảng đảo đều, đến khi cà rốt khô bớt nước còn 3/4 . Cà rốt càng khô càng bảo quản được lâu. Bước này sẽ mất khoảng 15-20 phút.
- Cho nước tương và đảo nhanh đến khi bốc hết hơi nước. Dùng nước tương nhạt màu thì sẽ giữ được màu vàng của cà rốt, tuy nhiên nước tương đậm màu sẽ cho vị đậm đà hơn. Cho tiếp đường vàng.
- Gạt cà rốt ra xung quanh chảo, tạo thành một vòng tròn ở giữa chảo. Đảo vừng ở đó, đảo đến khi vừng nổ tách tách. Đảo nhanh rồi tắt bếp.
- Cho tiếp nanami tohgarashi. Đảo đều. Rắc một chút lên cơm trắng và nếm thử, nếu nhạt thì cho thêm một chút muối cho vừa miệng.
- Để nguội rồi cho vào lọ kín, bảo quản trong tủ lạnh, sử dụng trong vòng 1 tuần. Có thể dùng để rắc cơm hoặc súp.
6. Thịt nguội mặn ngọt
Thịt nguội có thể kết hợp với bất kỳ loại thực phẩm nào, trong đó có cả cơm. Vị mặn đặc trưng. Thịt nguội làm theo cách này có thể dùng để rắc lên mọi món ăn, từ cơm đến trứng, rau…
6.1. Nguyên liệu
Hãy chọn loại thịt nguội ít béo, ngon nhất là dùng thịt xông khói.
- Khoảng 150gr/5.25 oz thịt thăn xông khói
- 1 thìa canh rượu mirin
- 1 thìa canh đường vàng
- ½ thìa canh nước tương
6.2. Cách làm
- Thái nhỏ thịt.
- Đảo thịt trong một chảo lớn trên lửa trung bình thấp đến khi mỡ chảy ra và tương đối cứng lại, chú ý không để cháy.
- Vớt thịt ra để vào giấy thấm dầu mỡ. Rửa sạch chảo.
- Cho những nguyên liệu còn lại vào chảo, đảo trên lửa trung bình đến khi đường tan hết. Cho thịt vào, đảo đều đến khi khô lại.
- Để nguội. Bảo quản trong tủ lạnh trong 1-2 tuần.
Bạn có thể nêm thêm loại gia vị mà mình thích.
7. Cá chích và hạt thông
Nếu như hạt thông khó mua thì có thể thay thế bằng vừng hoặc bất kỳ loại hạt nào khác cắt nhỏ.
Loại gia vị này hợp với pasta và cơm.
7.1. Nguyên liệu
(khoảng 8 thìa canh thành phẩm)
- 2 hộp cá chích ngâm dầu (240g)
- 2 nhánh tỏi, cắt nhỏ
- 2 thìa canh hạt thông
- 1 thìa canh rượu sake hoặc whisky (rượu sẽ giúp giảm mùi tanh của cá)
- 2 thìa canh tương đen
- Bột tiêu đen
- 1 nhúm ớt khô xay
7.2. Cách làm
- Vớt cá ra khỏi dầu. Dùng giấy thấm dầu từ cá. Nếu bạn để quá nhiều dầu trong cá, thành phẩm sẽ có mùi giống như chiên kỹ.
- Làm nóng chảo chống dính. Đổ cá vào, dằm nhỏ. Đảo đến khi cá khô bớt, tiếp tục dằm đến khi giống như ruốc. Cho tỏi đã xắt vào đảo cùng. Chú ý đảo cho cá khô nhưng không cháy.
- Khi cá tương đối khô và tơi, cho rượu vào. Đảo đều cho bốc hơi ẩm đi (chỉ khoảng vài giây). Thêm tương đen và đảo cho cá thấm đều.
- Cho hạt thông, đảo đều đến khi chuyển màu vàng nâu. Cho tiếp tiêu đen và bột ớt.
- Đổ ra tô để nguội. Bảo quản bằng hộp kín trong ngăn lạnh. Sử dụng trong vòng 1 tuần.
8. Rau bina, cá bào và ruốc tôm (tép biển)
Làm gia vị rắc cơm không khó và bạn có thể tận dụng những phần thức ăn thừa. Loại gia vị này tiêu biểu cho điều đó. Ngày xưa, gia vị loại này được làm từ phần lá xanh của củ cải đỏ hoặc củ cái trắng vốn hay bị vứt bỏ.
8.1. Nguyên liệu
- 1 bó lá rau bina, sau khi chần sẽ được 1 ½ cup
- 1 cup hoặc 1 vốc tay to cá bào (bạn có thể tận dụng vụn cá ở đáy túi)
- Khoảng ½ cup ruốc tôm (tép biển khô)
- Nước tương vừa ăn
8.2. Cách làm
- Nhặt, rửa phần lá rau cải. Trần qua nước sôi, đến khi mềm nhưng vẫn còn màu xanh của lá. Vớt rau, xả qua nước lạnh. Vắt rau cho kiệt nước, thái nhỏ đều.
- Làm nóng chảo chống dính rộng lòng. Cho rau đã thái vào đảo đều đến khi lá hơi khô. Cho cá bào và ruốc tôm vào. Nêm 1-2 thìa canh nước tương và đảo đều cho khô bớt. Nếm và cho thêm nước tương nếu nhạt.
- Bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần hoặc có thể cấp đông. Rắc lên cơm, trộn cơm hoặc làm cơm viên onigiri.
Bạn có thể thêm vừng hay ớt khô.
9. Muối vừng đen
Gomashio hay vừng đen có giá trị dinh dưỡng rất cao. Các nhà dinh dưỡng học thường nói một bữa cơm bao gồm gạo nứt rắc vừng đen là một bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng.
Có 3 cách để làm loại gia vị này.
- Thứ nhất đơn giản là trộn vừng đen với muối, tuy nhiên cách này muối sẽ không bám đều vào vừng.
- Cách thứ 2 là nghiền muối thành bột, muối bột sẽ phủ đều lên vừng đen.
- Còn một cách nữa, có vẻ hợp lý hơn hẳn. Với cách này, hạt vừng sẽ giống như khoác một chiếc áo khoác mỏng bằng muối.
MUỐI VỪNG DÙNG CHẢO
Tỉ lệ trọng lượng thông thường vừng:muối là 8:1. Tỉ lệ này sẽ cho thành phẩm hơi mặn, bạn có thể chọn tăng vừng để giảm độ mặn thành tỉ lệ 10:1 tương ứng. Bạn nên sử dụng cân điện tử cho chính xác.
*Nguyên liệu:
· 100g vừng đen sống
· 10g muối bột
· Khoảng ½ cup (100ml) nước
Dụng cụ: Chảo chống dính rộng lòng
*Cách làm:
- Hòa tan muối vào nước.
- Trải vừng đều trên chảo. Bật lửa trung bình thấp, đảo đều đến khi vừng nổ tách tách. Tắt bếp và tiếp tục đảo đến khi vừng thôi nổ.
- Nóng chảo trở lại, cho muối, đảo đều theo hình tròn. Vừng sẽ dính với nhau. Tiếp tục đảo trên lửa trung bình thấp – làm sạch muối bám vào lòng chảo, đến khi nước bốc hơi hết. Hạt vừng khi đó sẽ được bọc một lớp muối rất đều và rời ra từng hạt.
- Tắt bếp và để nguội – trên chảo nóng, vừng sẽ tiếp tục khô. Khi nguội hoàn toàn, cho vào lọ kín bảo quản ở nơi khô thoáng, sử dụng trong vòng 1 tháng.
MUỐI VỪNG DÙNG LÒ NƯỚNG
Cách làm này lâu hơn nhưng nhàn hơn so với cách trên. Bạn có thể làm được một lượng lớn muối vừng trong 1 lần.
*Nguyên liệu:
· 200g vừng đen sống
· 20g muối bột
· ¾ cup (150ml) nước
*Cách làm:
- Bật lò 150°C / 300°F.
- Cho vừng vào một tấm baking sheet, dàn đều vừng, chừa lại các mép của tấm. Cho vào trong lò 5 phút.
- Trong lúc đó pha muối vào nước.
- Lấy vừng ra – khi đó vừng đã nóng và có thể bắt đầu nổ tách tách. Đổ nước muối vào vừng, đảo đều bằng spatula. Dàn đều vừng. Cho trở lại lò, hạ xuống 100°C/210°F, và đặt hẹn giờ 1 tiếng.
- Sau 1 tiếng, đảo đều vừng, khi này vừng có thể vẫn còn hơi ẩm. Tắt lò, cho vừng trở lại vào lò, để vài tiếng hoặc qua đêm.
- Khi lấy ra khỏi lò, hạt vừng phải khô và bám đều muối. Nếu như vẫn còn ẩm, đảo đều, cho vào lò ở mức nhiệt 100°C/210°F trong 15 phút, sau đó lại tắt lò và để nguội vừng trong lò.
Thành phẩm có thể có một chút vón cục, vừng và muối ở cuối có thể dính vào. Cạo sạch bằng spatula, đảo đều và ấn cho vừng vón cục rời ra. Bảo quản như phương pháp trên.
Lưu ý: Một số công thức khác đem xay vừng, tuy nhiên vừng xay sẽ ra dầu khiến cho muối vừng nhanh ôi.
- 150 g rau chân vịt (có thể dùng các loại rau lá xanh sẫm nếu không có loại này)
- 1/4 thìa cà phê muối
- 2 thìa cà phê vừng trắng
10.2. Cách làm
- Đổ nhiều nước vào nồi đun sôi. Rửa sạch rau chân vịt rồi cho vào nồi, đun sôi bằng lửa lớn trong khoảng 1 phút. Gắp rau ra rồi cho ngay vào bát nước lạnh để nguội bớt. Sau đó chia rau làm 2 phần. Dùng tay vắt để rau ra hết nước. Dùng khăn hoặc giấy ăn lau một lần nữa.
- Cắt bỏ phần gốc của cây rau. Xắt cuộng rau thành những miếng nhỏ dài vài milimet. Đối với phần lá, xắt theo chiều dọc thành những miếng mảnh rồi tiếp tục xắt thành những miếng nhỏ. Tiếp tục vắt nước để rau khô. Sau đó, cho rau vào chảo và đun bằng lửa vừa.
- Dùng thìa gỗ dàn đều rau trên chảo, đảo đều để nước còn trong rau bốc hơi. Làm như vậy một vài lần. Khi rau đã gần khô hẳn thì giảm lửa nhỏ. Nếu rau bị dính vào chảo thì lại nhấc chảo ra rồi lấy thìa cảo mặt chảo để rau dính vào chảo bong ra. Đun thêm 2 đến 3 phút nữa, chú ý tách những phần bị vón cục. Nêm vào 1/4 thìa cà phê muối và 2 thìa cà phê vừng. Trộn đều rồi đun thêm một chút nữa. Tổng thời gian đun các nguyên liệu là 7 - 8 phút. Như vậy, món ăn đã hoàn thành.
- 1/4 cup hạt mè trắng
- 1/4 cuphạt mè đen
- 2 miếng rong biển nori
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường
11.2. Cách làm
- Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp trên lửa vừa. Cho hạt mè vào rang khoảng 5 phút, cho đến khi nâu nhẹ và thơm, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp và để hạt mè nguội hoàn toàn.
- Cắt nhỏ rong biển nori.
- Cho hạt mè nguội, rong biển, muối và đường xào máy xay vài phút cho nhỏ đều.
- Cho Furikake vào hũ kín bảo quản dùng dần.
- 1/4 cup hạt mè trắng
- 1/4 cup hạt mè đen
- 1 muỗng canh nước tương
- 2 tờ tảo biển nori
- 1/2 cup cá bào (bonito flakes)
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường nâu
12.2. Cách làm
- Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp trên lửa vừa. Cho hạt mè vào rang khoảng 5 phút, cho đến khi nâu nhẹ và thơm, thỉnh thoảng khuấy đều.
- Tắt bếp và để nguội bớt. Khi chảo mè đã nguội, đặt lại lên bếp, lửa nhỏ và thêm nước tương và khuấy đều vài phút cho đến khi nước tương được hấp thu gần hết, thi thoảng khuấy đều. Tắt bếp và để nguội.
- Rong biển nori cắt nhỏ.
- Cho hạt mè đã nguội, cá bào, muối và đường vào bát trộn đều. Như vây là có thể dùng ngay được rồi.
- Để được lâu và thơm hơn, cho tất cả vào máy xay nhỏ.
- Cho vào lọ kín để dùng dần.
15.1. Nguyên liệu
- 1/2 cup đậu Hà Lan tẩm wasabi (mù tạt)
- 2 muỗng canh cá bào (bonito flakes)
- 1 miếng rong biển khô nori, chưa rang
- 1 muỗng cà phê muối biển
- 1/2 muỗng cà phê đường
- 1/4 muỗng cà phê bột ớt
- 6 muỗng canh hạt mè
15.2. Cách làm
- Cho đậu wasabi, cá bào, rong biển, muối, đường và bột ớt vào máy xay thành dạng bột. Đổ ra bát.
- Bắc chảo lên bếp trên lửa vừa, cho hạt mè vào rang khoảng 2 phút cho thơm. Tắt bếp. Nhanh tay cho hỗn hợp đã xay vào khuấy đều, để nguội.
- Cho vào hũ kín, để nơi thoáng mát, để được đến 1 tháng.
Chúc các bạn thành công!
10. Furikake rau bina
10.1. Nguyên liệu- 150 g rau chân vịt (có thể dùng các loại rau lá xanh sẫm nếu không có loại này)
- 1/4 thìa cà phê muối
- 2 thìa cà phê vừng trắng
10.2. Cách làm
- Đổ nhiều nước vào nồi đun sôi. Rửa sạch rau chân vịt rồi cho vào nồi, đun sôi bằng lửa lớn trong khoảng 1 phút. Gắp rau ra rồi cho ngay vào bát nước lạnh để nguội bớt. Sau đó chia rau làm 2 phần. Dùng tay vắt để rau ra hết nước. Dùng khăn hoặc giấy ăn lau một lần nữa.
- Cắt bỏ phần gốc của cây rau. Xắt cuộng rau thành những miếng nhỏ dài vài milimet. Đối với phần lá, xắt theo chiều dọc thành những miếng mảnh rồi tiếp tục xắt thành những miếng nhỏ. Tiếp tục vắt nước để rau khô. Sau đó, cho rau vào chảo và đun bằng lửa vừa.
- Dùng thìa gỗ dàn đều rau trên chảo, đảo đều để nước còn trong rau bốc hơi. Làm như vậy một vài lần. Khi rau đã gần khô hẳn thì giảm lửa nhỏ. Nếu rau bị dính vào chảo thì lại nhấc chảo ra rồi lấy thìa cảo mặt chảo để rau dính vào chảo bong ra. Đun thêm 2 đến 3 phút nữa, chú ý tách những phần bị vón cục. Nêm vào 1/4 thìa cà phê muối và 2 thìa cà phê vừng. Trộn đều rồi đun thêm một chút nữa. Tổng thời gian đun các nguyên liệu là 7 - 8 phút. Như vậy, món ăn đã hoàn thành.
11. Furikake rong biển (Nori Fumi Furikake/ Seaweed Furikake)
11.1. Nguyên liệu- 1/4 cup hạt mè trắng
- 1/4 cuphạt mè đen
- 2 miếng rong biển nori
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường
11.2. Cách làm
- Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp trên lửa vừa. Cho hạt mè vào rang khoảng 5 phút, cho đến khi nâu nhẹ và thơm, thỉnh thoảng khuấy đều. Tắt bếp và để hạt mè nguội hoàn toàn.
- Cắt nhỏ rong biển nori.
- Cho hạt mè nguội, rong biển, muối và đường xào máy xay vài phút cho nhỏ đều.
- Cho Furikake vào hũ kín bảo quản dùng dần.
12. Bonito Furikake (Katsuo Fumi Furikake/ Okaka furikake)
12.1. Nguyên liệu- 1/4 cup hạt mè trắng
- 1/4 cup hạt mè đen
- 1 muỗng canh nước tương
- 2 tờ tảo biển nori
- 1/2 cup cá bào (bonito flakes)
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê đường nâu
12.2. Cách làm
- Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp trên lửa vừa. Cho hạt mè vào rang khoảng 5 phút, cho đến khi nâu nhẹ và thơm, thỉnh thoảng khuấy đều.
- Tắt bếp và để nguội bớt. Khi chảo mè đã nguội, đặt lại lên bếp, lửa nhỏ và thêm nước tương và khuấy đều vài phút cho đến khi nước tương được hấp thu gần hết, thi thoảng khuấy đều. Tắt bếp và để nguội.
- Rong biển nori cắt nhỏ.
- Cho hạt mè đã nguội, cá bào, muối và đường vào bát trộn đều. Như vây là có thể dùng ngay được rồi.
- Để được lâu và thơm hơn, cho tất cả vào máy xay nhỏ.
- Cho vào lọ kín để dùng dần.
13. Yukari furikake
"Yukari" là một một loại bột rắc cơm màu đỏ tím, được làm từ lá tía tô tím sấy khô. Ngoài cơm, cũng có thể rắc lên mì Ý.
Cây tía tô tím
14. Takana furikake
Takana furikake là một loại rau ăn như dưa chua. Takana có thể được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau như món cơm Ochazuke chan nước trà, cơm chiên, mì Ý, bánh mì nướng, ....15. Wasabi furikake
Wasabi furikake là một loại gia vị rất nổi tiếng. Sử dụng nó với cơm chan nước trà Ochazuke, rau luộc hoặc đậu phụ.15.1. Nguyên liệu
- 1/2 cup đậu Hà Lan tẩm wasabi (mù tạt)
- 2 muỗng canh cá bào (bonito flakes)
- 1 miếng rong biển khô nori, chưa rang
- 1 muỗng cà phê muối biển
- 1/2 muỗng cà phê đường
- 1/4 muỗng cà phê bột ớt
- 6 muỗng canh hạt mè
15.2. Cách làm
- Cho đậu wasabi, cá bào, rong biển, muối, đường và bột ớt vào máy xay thành dạng bột. Đổ ra bát.
- Bắc chảo lên bếp trên lửa vừa, cho hạt mè vào rang khoảng 2 phút cho thơm. Tắt bếp. Nhanh tay cho hỗn hợp đã xay vào khuấy đều, để nguội.
- Cho vào hũ kín, để nơi thoáng mát, để được đến 1 tháng.
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét