Cơm cháy - kho quẹt có thể được coi là "cặp đôi hoàn hảo" để bạn nhâm nhi cùng cả gia đình trong những ngày đông lạnh cuối năm.
Kho quẹt là món ăn có xuất xứ từ miền Nam, vốn là món ăn của những người dân nghèo để chấm cùng rau củ cho đậm đà. Ngày nay nó được biết đến và yêu thích trong rất nhiều nhà hàng và đã xuất hiện rất nhiều biến tấu cho món kho quẹt giản dị, trong đó cách làm kho quẹt được giới thiệu trong bài viết này là một kiểu khá phổ biến.
1. Nguyên liệu
- 100g thịt mỡ. Có thể dùng mỡ hoàn toàn, hoặc dùng thịt ba chỉ chỗ nhiều mỡ
- 50g tôm khô
- 2 thìa đường
- 3 thìa mắm
- Vài củ hành tím, vài trái ớt
- Rau củ để luộc thì tùy theo mùa và vùng miền.
2. Cách làm
2.1. Làm kho quẹt
- Thịt mỡ rửa sạch thái hạt lựu nhỏ,
- Tôm khô ngâm mềm,
- Cho thịt mỡ vào chảo
Thắng cho ra mỡ.
Vớt phần tóp mỡ để riêng. Phần mỡ nước nếu nhiều quá thì chắt bớt ra, để lại khoảng 2-3 thìa phở dùng làm kho quẹt.
- Hành củ xắt lát mỏng.
- Ớt xanh ớt đỏ thái nhỏ.
- Cho hành vào chảo mỡ, phi thơm.
- Tiếp theo cho tôm vào, đảo săn.
- Cho nước mắm và đường vào, có thể thêm một chút nước lọc để giảm bớt độ mặn (nhưng kho quẹt đúng điệu thì phải mặn hơn bình thường một chút).
- Đun kho quẹt liu riu một lúc thì cho ớt và tóp mỡ vào, đun thêm một chút nữa là được. Sau khi đun thì kho quẹt cạn bớt nước và keo lại, lúc này tắt bếp, rắc thêm chút tiêu bột và hành lá là xong.
Sở dĩ cho tóp mỡ vào sau cùng, vì muốn ăn tóp mỡ giòn. Bạn có thể cho tóp mỡ vào cùng tôm ngay từ đầu cũng được nhé.
Sở dĩ cho tóp mỡ vào sau cùng, vì muốn ăn tóp mỡ giòn. Bạn có thể cho tóp mỡ vào cùng tôm ngay từ đầu cũng được nhé.
2. 2. Làm cơm cháy
- Cơm tẻ trộn với 1 xíu dầu ăn và gia vị hoặc nước mắm.
- Cho cơm vào chảo, thêm chút xíu nước, đậy vung đun mềm rồi dàn mỏng. Sau khi dàn mỏng, thỉnh thoảng rưới vào 1 thìa nước, rồi lại ấn cho hạt cơm liên kết với nhau.
- Cho nước khoảng 3-4 lần như thế thì mặt cơm sẽ vàng, lật sang mặt kia, làm tương tự.
Nếu cơm được nấu bằng gạo dẻo thì không cần trộn gia vị, cũng không cần thêm nước khi làm cơm cháy vì hạt cơm mềm, dễ dàng dính với nhau.
2.3. Luộc rau
Đun nước trong một nồi tương đối rộng để rau được chìm hoàn toàn trong nước thoải mái và không chật chội. Khi nước sôi, thả vào một nhúm muối tinh. Sau đó, luộc từng loại rau, chín thì vớt ra, rồi cho loại khác vào. Chú ý, giữ lửa sao cho nước lúc nào cũng sôi mạnh, trùm kín hết rau, và rau không quá chật.
Với các loại rau có màu xanh như là rau cải, đậu cove, để giữ được màu xanh không bị xỉn thì ngay khi vớt rau ra thì thả ngay vào tô nước lạnh.
Ngoài ra thay vì chỉ ăn kèm rau củ luộc giản dị thì bạn có thể làm thêm cơm cháy chấm cùng cũng rất hợp vị.
Bẻ từng miếng cơm cháy giòn tan chấm vào nồi kho quẹt đậm đà cay thơm, nhất là trong những ngày trời lạnh thì còn gì bằng!
3. Lưu ý
- Tóp mỡ cho vào sau cùng thì khi ăn tóp sẽ giòn. Nếu bạn thích ăn tóp mềm thì cho vào xào cùng tôm khô.
- Cơm làm cơm cháy thì chọn loại cơm dẻo.
Chuẩn bị chảo gang dày hoặc chảo không dính. Cho chảo lên bếp, bật lửa lo để nóng chảo rồi tắt bếp. Cho cơm vào chảo, dùng muỗng thấm nước để cơm không bị dính muỗng rồi dàn và miết cơm đều mặt chảo. Để lửa nhỏ và thỉnh thoảng xoay chảo để cơm giòn đều.
- Nếu dùng gạo không dẻo thì khi làm phải cho thêm ít nước để phần cơm được kết dính. Khi làm cơm cháy kiểu này đòi hỏi người làm không được nóng vội mà phải kiên nhẫn thì thành phẩm vừa ngon lại mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho cả người làm lẫn người thưởng thức.
- Nếu cho nhiều cơm vào chảo quá khiến cơm cháy dày và khó giòn. Khi đó ta dùng muôi nạo bớt cơm ra.
- Nấu kho quẹt có thể cho thêm tiêu xanh cho dậy mùi hơn.
- Cơm cháy dọn cùng tộ kho quẹt vào những ngày mưa thì không còn gì tuyệt vời hơn nữa.
V1. Làm cơm cháy
V2. Làm kho quẹt
Chúc các bạn thành công!
(Theo Afamily.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét