Trong các món lẩu thì lẩu thập cẩm được nhiều yêu thích bởi vì nó là sự tổng hòa của nhiều loại thực phẩm, mà những món lẩu khác thì chỉ có món ăn riêng theo tên của loại lẩu ấy. Món lẩu thập cẩm gồm nhiều nguyên liệu tùy theo sử thích cũng như sô lượng người ăn mà được chuẩn bị cho phù hợp.
Với cách ướp thịt bò, thịt gà và cá cơ bản cho các món lẩu ngon và thông dụng trong mùa đông lạnh, các bạn có thể hoàn toàn tự tin khi nhà có khách hoặc khi tụ tập với bạn bè vào dịp cuối tuần nhé.
Với cách ướp thịt bò, thịt gà và cá cơ bản cho các món lẩu ngon và thông dụng trong mùa đông lạnh, các bạn có thể hoàn toàn tự tin khi nhà có khách hoặc khi tụ tập với bạn bè vào dịp cuối tuần nhé.
1. Cách ướp thịt bò (lẩu riêu cua, lẩu thập cẩm)
*Nguyên liệu:
Thịt bò, gừng tươi, hạt nêm, dầu ăn.
*Cách làm:
- Thịt bò ăn lẩu có thể dùng bò bắp, bò thăn, diềm thăn... đều rất ngon. Chủ yếu là các bạn lưu ý mua thịt bò tươi ngon, sờ dẻo dính tự nhiên, không có màu sắc và mùi vị lạ hoặc bị chảy nước. Cũng không nên mua thịt bò quá già ăn sẽ hôi và dai hơn.
- Thịt bò mua về sơ chế sạch, để ráo nước rồi dùng dao thật sắc thái mỏng và to bản. Phần gừng tươi cạo sạch vỏ băm nhỏ. Cho thịt bò vào bát, tuỳ lượng thịt mà nêm vào 1 thìa hạt nêm hoặc gia vị rồi trộn đều để thịt ngấm gia vị đậm đà. Tiếp tục thêm vài thìa dầu ăn vào thịt bò, trộn đều để dầu ăn bao đều quanh miếng thịt. Dầu ăn sẽ giúp miếng thịt bò khi nhúng lẩu không bị ra nước, giữ được độ ngọt mềm trong miếng thịt.
- Cuối cùng, các bạn cho phần gừng tươi băm nhỏ vào trộn đều rồi cho ra đĩa và chuẩn bị nhúng chín để thưởng thức được rồi.
- Các bạn có thể áp dụng khi dùng trong món lẩu riêu cua bò rất ngon ngọt hoặc các món lẩu khác như lẩu thập cẩm, lẩu bò nhúng dấm... vì thịt bò khá dễ khi có thể kết hợp với rất nhiều món lẩu khác nhau.
2. Cách ướp thịt gà (lẩu gà thuốc bắc, lẩu gà nấu chua)
*Nguyên liệu:
Thịt gà ta, gừng tươi, hạt nêm, gia vị
*Cách làm:
- Gà ăn lẩu nên chọn loại gà ta thả vườn, thịt sẽ mềm ngọt không bị tanh. Sơ chế gà thật sạch với muối hạt và chanh rồi chặt miếng vừa ăn. Đối với lẩu gà, các bạn có thể tận dụng bớt lại phần chân, cổ, cánh gà để ninh lấy nước dùng nhúng lẩu rất ngon và tiện. Ướp thịt gà đã chặt miếng với chút hạt nêm, gia vị và gừng tươi băm nhỏ để thịt gà thơm hơn và đậm đà khi ăn.
- Xếp thịt gà ra đĩa rộng, khi ăn thả thịt gà trực tiếp vào nồi lẩu để thịt gà chín mềm và thưởng thức. Các bạn có thể tỉa hoa hồng cà chua và dùng vài lá rau tươi trang trí sẽ làm cho đĩa thịt gà càng thêm hấp dẫn và bắt mắt.
Đặc biệt thịt gà rất hợp với nấm các loại và rau ngải cứu, các bạn có thể chuẩn bị vài loại nấm và một vài loại rau như ngải cứu, rau muống... tuỳ theo sở thích để nhúng ăn kèm với lẩu gà rất ngon ngọt.
3. Cách ướp cá (lẩu cá nấu chua)
*Nguyên liệu:
Cá tươi, hành khô, tỏi, sả củ, gia vị, hạt nêm
*Cách làm:
- Cá ăn lẩu có thể dùng cá quả, cá trắm đen, cá diêu hồng, cá giòn, cá tầm... để thưởng thức. Tùy theo từng loại cá bạn chọn mà có cách thái miếng thật mỏng như khi dùng cá quả, cá trắm đen... vì có nhiều xương dăm hoặc thái miếng vuông, cắt khúc như cá giò, cá tầm, cá diêu hồng... do thịt mềm dễ nát và ít xương.
- Để khử mùi tanh của cá, các bạn nên sơ chế thật sạch rồi bóp sơ cá với chút muối và rượu trắng, không cần rửa lại sau khi bóp mà cắt miếng dùng trực tiếp luôn. Cá thái miếng mỏng thì băm nhỏ hành khô, tỏi, củ sả ra ướp cùng còn cá cắt khúc vuông thì đập dập hành tỏi, chẻ nhỏ củ sả rồi cho vào trộn đều cho ngấm mùi thơm của các gia vị ướp. Lưu ý cho thêm vào cá một vài thìa gia vị hoặc hạt nêm để thịt cá được đậm đà vừa miệng hơn khi thưởng thức.
Ngoài ra một số loại cá khi ăn lẩu tùy sở thích có thể cho thêm chút bột nghệ cho có màu vàng đẹp hoặc nếu ăn được cay, các bạn có thể thêm chút hạt tiêu hay vài lát ớt cay vào sẽ càng không còn mùi tanh và thịt cá trong lẩu chín cũng sẽ thơm ngon hấp dẫn hơn nhiều.
4. Các loại hải sản
Đối với các nguyên liệu hải sản thì bạn có thể chọn mực, tôm, bạch tuộc, cua biển, ngao, sò…. Những nguyên liệu này cần được làm sạch sẽ và ướp cùng gừng, sả cho hết mùi tanh. Khi chọn hải sản nên chọn đồ còn tươi sống thì khi ăn sẽ ngọt và thơm hơn.- Tôm: Làm sạch, bóc vỏ đầu, làm sạch đất bẩn, rút chỉ ở bụng và sống lưng. Bạn có thể chẻ đôi tôm hoặc để cả con tuỳ ý.
- Ngao/nghêu mua về rửa qua bên ngoài. Sau đó ngâm với nước vo gạo có vài lát ớt cay vào để nhả bùn rồi rửa sạch lại vài lần với nước. Để ráo.
- Mực: Mực rửa sạch, cắt chéo lên mặt ngoài mực sau đó thái miếng khoảng 2cm x 6cm. Ướp mực với rượu và gừng trước khi chế biến để khử mùi tanh. Có thể thay bằng dấm hoặc chanh. Sau khi ướp, hãy rửa sạch bằng nước rồi lấy nước sôi rội qua con mực để săn chắc, không bị ra nước khi chế biến giúp mực ngọt hơn nha!
5. Thịt lợn và nội tạng lợn
- Nên chọn mua thịt ba chỉ hoặc phần thịt sườn sụn thái lát và ướp cùng ít gừng tỏi băm cho thơm để làm món nhúng.- Chuẩn bị đồ nội tạng lợn: gan, dạ dày, ruột non, ruột già, tim, cật,...
Trước tiên, chúng ta cho lòng heo ra ngoài thau, chế một chút tí nước giấm ăn vào cùng với ít muối hột, dùng tay chà trong khoảng thời gian hơi lâu lâu một chút rồi sau đó chần sơ lòng heo qua nước đun sôi, vớt ra rửa lại bằng nước âm ấm cho thật sạch sẽ. Tiếp teo chúng ta thái lòng heo thành những khoanh mỏng nhỏ vừa ăn.
Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía kiểu mắt sàng bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn.
- Óc lợn rửa sạch.
6. Đậu phụ
Đậu phụ rửa sạch và cắt thành các miếng vừa ăn (miếng vuông, tam giác hoặc chữ nhật). Bạn có thể rán vàng hoặc không, nhưng thường không rán mà để đậu trắng.Bên cạnh đậu phụ là váng đậu để nhúng cùng.
7. Chuẩn bị các loại rau, nấm
- Hành hoa: nhặt rửa sạch rễ và chất bẩn, xắt khúc dài khoảng 7-10cm.- Các loại nấm: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm rơm, …
- Các loại rau thông dụng: rau muống, rau cải (cải thìa, cải ngọt, cải canh), ngải cứu, cải thảo, bắp cải, rau mồng tơi, rau cần, ...
Các loại rau và nấm các bạn mua về rửa sạch cho ráo nước sau đó chẻ các khúc cho vừa ăn.
Ngoài ra bạn có thể chọn mua thêm 1 số củ quả như ngô ngọt, khoai lang, khoai sọ, cà rốt, cà chua,…
- Các loại rau sống: rau mùi, xà lách, rau húng lủi, hoa chuối bào, rau răm, ớt quả, ...
8. Các đồ ăn kèm khác
- Bạn có thể chuẩn bị các đồ ăn kèm với lẩu như các loại bò viên, tôm viên, cá viên, thanh cua, … thả vào nồi lẩu.
- Các loại đồ ăn kèm như bún, mì tôm, bánh đa, mì trứng, miến, …
- Chuẩn bị thêm đồ chấm lẩu: Bột canh+chanh+ớt, tương ớt, nước tương + ớt lát, mắm +tỏi+gừng+ớt, ...
Bạn có thể dùng bột canh trộn cùng sa tế và 1 chút nước lẩu và vắt chanh để làm đồ chấm các món nhúng lẩu.
- Chuẩn bị thêm một số món ăn nhẹ: dưa leo, khoai tây chiên, khoai lang chiên/ khoai lang kén, phồng tôm, ...
9. Nguyên liệu để nấu nước dùng
Nước dùng ăn lẩu chính là cái hồn của món lẩu. Món lẩu ngon phải có nước dùng ngon. Nước dùng thường dùng ăn lẩu lấy từ nước hầm xương. Vậy để có món lẩu ngon bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu để nấu nước dùng.Nguyên liệu để nấu nước dùng thường là xương heo hoặc nước luộc gà. Xương heo bạn phải chọn mua phần xương ống hoặ xương cục khi hầm sẽ ra vị ngọt của xương và tủy không nên chọn xương sườn vì xương xườn có ít xương hầm không ngọt bằng. Xương các bạn đã mua về rửa sạch sau đó luộc qua nước sôi cho hết mùi hôi và chất bẩn. Sau đó vớt ra cho vào nồi hầm trong 60 phút. Trong quá trình hầm phải vớt bọt thường xuyên cho trong nước..
Còn nếu bạn dùng nước gà thì bạn lọc thịt gà để nhúng lẩu còn xương gà bạn cho vào xông hầm cùng vài lát gừng khoảng 60 phút.
Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm hành tím, tỏi, sả, ớt băm cho vàng và thơm đều. Tiếp đến cho cà chua vào xào mềm. Trút hết hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho thêm ít hành ngò.
Ngoài ra còn có thể có chọn các nguyên liệu để hầm nước lẩu như đuôi bò, xương bò, sụn bò…
Lưu ý: Để nước dùng trong, chúng mình có thể sử dụng lòng trắng trứng, đánh tan lòng trắng trứng rùi cho vào nồi. Các bọt bẩn sẽ bám vào lòng trắng trứng và nổi lên, lúc này chúng mình chỉ cần vớt ra là được nhé.
10. Thưởng thức
Cho phần nước lẩu qua một cái nồi lẩu nhỏ, bắc lên bếp ăn lẩu.Bày tất cả ra bàn, bắc nồi nước dùng lên và đun cho sôi để nhúng. Khi nồi nước dùng đã sôi bạn cho sa tế vào, cho dần từng chút một tránh quá tay sẽ khiến nồi lẩu cay, mất đi vị thơm ngon.
Đối với ngao và thịt gà bạn nên cho vào luôn từ đầu để nước dùng thêm ngọt.
Các loại củ: khoai môn, ngô ngọt cũng nên cho ngay từ đầu.
Khi ăn, lần lượt cho các loại rau và thịt vào nhúng chín tới thì gắp ra ăn được.
Chúc các bạn thành công!
(Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét