THẾ GIỚI ẨM THỰC

Miến

Cách phân loại và sử dụng các loại miến thường gặp

Những sợi miến khô được sản xuất từ những nguyên liệu ngũ cốc khác nhau góp phần làm đa dạng về đặc tính và dinh dưỡng của từng loại. Sau đâu các những gợi ý về các loại miến và cách sử dụng miến hiệu quả trong chế biến món ăn hằng ngày mà bạn có thể tham khảo:

1. Phân loại miến dựa vào màu sắc
Có 3 loại màu miến thường xuất hiện chủ yếu trên thị trường là:
- Miến có màu trắng đục, hoặc trắng trong: Đây là màu sắc cơ bản của những tinh bột sau khi làm nên các sợi miến.
- Miến có màu ngã vàng: Do được nhuộm từ mật mía hoặc các nguyên liệu nhuộm tự nhiên.
Miến dong có màu xám nhạt: Miến dong được làm từ tinh bột của củ dong riềng.
  Lưu ý: Trên các thị trường trôi nổi thường xuất hiện các loại miến trắng do được tẩy bằng hóa chất hoặc miến vàng do nhuộm từ những thuốc hóa học rất độc hại khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt. Chính vì thế cần lựa chọn những địa chỉ và thương hiệu miến uy tính sử dụng để bảo đảm cho sức khỏe gia đình nhé!
2. Phân loại miến dựa vào hình dáng đóng gói
Sản phẩm miến được thiết kế với nhiều hình dáng: Miến vuông; miến bó sợi, miến cuộn tròn, ... Tùy vào mục đích chế biến và sở thích mà người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua những loại miến với hình dáng  mình thích.
3. Phân loại miến dựa vào nguyên liệu sản xuất
Dựa vào nguyên liệu tinh bột cấu thành, có thể phân miến thành 4 loại cơ bản là:
- Miến gạo: Là sợi miến được sản xuất từ tinh bột gạo. Chiếm 90% lượng chất khô của hạt gạo, có hàm lượng amylose (quyết định độ dẻo của hạt gạo và miến là ra) thay đổi từ 18% - 45% (do có nhiều loại gạo: nở xốp, dẻo thơm, ...) và có mức protein trung bình là 9.4%.
- Miến dong: Là sợi miến được sản xuất từ tinh bột dong riềng. Trong đó, tinh bột dong riềng được lấy từ củ dong riềng (hay còn được gợi là có nơi gọi củ chuối, củ chóc), thường bị nhầm lẫn với củ dong (bình tinh, hoàng tinh). Hàm lượng tinh amylose trong tinh bột dong riềng cao so với nhiều loại tinh bột khác từ 25% - 30%. Đặc biệt gel (chất kế dính) trong tinh bột dong riềng có khả năng tái kết tinh cao và trong suốt, khiến sợi miến trong suốt và hấp dẫn.
- Miến đậu xanh: Là sợi miến có nguyên liệu chính là tinh bột đậu xanh. Có hàm lượng amylose rất cao lên đến 50%. Ngoài ra, trong đậu xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên sản phẩm miến đậu xanh rất được ưa chuộng trên thị trường.
- Miến hỗn hợp: Có sợi miến được tạo thành từ 1 tổ hợp tỷ lệ của các loại tinh bột thường là tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai tây hay tinh bột lúa mì ... và có thể có nhiều thành phần tinh bột khác tùy vào nhà sản xuất.
*Gợi ý cách sử dụng miến chuẩn món:
- Đối với món miến được chế biến khô như: xào, trộn, gỏi (nộm):
  Thường sử dụng miến gạo và miến hỗn hợp cho món xào, sợi miến cần được ngâm mềm trước khi đem xào. Tránh ngâm miến bằng nước sôi sẽ làm miến chín 2 lần, trở nên mềm bỡ, dễ đứt.
  Món miến trộn hay gỏi miến thì dùng miến dong là thích hợp nhất. Khi chế biến các món ăn này thì trước tiên miến cần được ngâm nước sôi cho chín nở đều rồi vớt ra để ráo mới trộn cùng các nguyên liệu. Có thể trộn thêm ít dầu ăn đối với món miến trộn hay làm gỏi để làm giảm độ kết dính và vón cục giữa các sợi miến.
- Đối với món miến nước thì sử dụng các loại miến đậu xanh, miến dong hay miến hỗn hợp là thích hợp. Việc xử lý sợi miến đơn giản chỉ cần cho vào tô rồi rót nước lèo (nước dùng nấu đầy đủ gia vị) đang sôi vào, chờ miến chín là có thể dùng. Hoặc là chần sơ miến qua nước sôi cho dịu rồi mới cho vào tô, tiếp đó mới rót thêm nước lèo.
Qua những thông tin trên có thể giúp ít nhiều cho các chị em hiểu thêm về các loại miến cũng như cách sử dụng miến để chế biến cho phù hợp với món ăn nhất nhé!

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.