Nói chuyện Đoan Ngọ ăn bánh ú ở Đài Loan
Bánh ú 粽子 là thức ăn có nguồn gốc từ sự tích Tết Đoan Ngọ kỷ niệm nhà thơ Trung Hoa Khuất Nguyên, ngày nay ở Đài Loan đã trở thành loại thức ăn đáp ứng theo mùa lễ tết, và cũng được phát triển ra đủ loại bánh ú mang khẩu vị đa dạng, ngoài khẩu vị truyền thống, hiện nay trên thị trường còn ra mắt nhiều chủng loại bánh được gói với nguyên liệu bổ dưỡng bảo đảm sức khỏe, và các loại bánh ú mang khẩu vị ngọt.
Dân chúng không chỉ mua được bánh ú truyền thống ở ngoại chợ, mà ngay ở các cửa hàng bán thực phẩm cũng giúp cho người tiêu dùng càng có nhiều lựa chọn từ sản phẩm bánh ú, thậm chí tại các siêu thị lớn đã chào hàng bằng đủ thương hiệu bánh ú, khiến người mua phải hoa hết cả mắt ! chúng ta phải lựa chọn bánh như thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng và lại thấy ăn ngon ?
Đầu tiên, có thể chia khẩu vị của bánh thành hai loại : vị mặn và vị ngọt. Vị mặn thì gồm có bánh ú truyền thống của Nam bộ, Bắc bộ, bánh có nhân theo kiểu Hồng Kông, bánh ú Hồ Châu và nhiều loại bánh mới có khẩu vị khác nhau. Nguyên liệu để làm ra những thành phẩm bánh phải kể đến là nếp, thịt nạc vướng chút mỡ, trứng vịt muối, đậu phộng kho, nấm đông cô, có loại bánh sẽ được gói cùng nguyên liệu đặc biệt, ví dụ trong nhân hải sản thì cho thêm bào ngư, thịt ốc, tôm, lươn, thịt heo muối, lạp xưởng, củ cải khô…; ngoài ra, có nhà buôn đã đưa vỏ ngoài bánh cho chế biến bằng các hạt ngũ cốc hoặc là gạo nếp than để phù hợp với chế độ ẩm thực dưỡng sinh thời nay.
Tuy nhiên, với những loại bánh ú này đa số đều thuộc loại thức ăn có nồng độ muối cao, chứa nhiều mỡ và nhiều lượng calori, cho nên, theo chuyên gia dinh dưỡng góp ý khi ăn phải lựa chọn thêm loại thức ăn tráng miệng phải là các thứ đồ ăn kém calori, khẩu vị thanh đạm và giàu chất sợi, chẳng hạn có canh măng hay măng luộc, canh mướp, canh nấm thiên nhiên, một đĩa rau luộc, thậm chí là món trái cây sà lách trộn kiểu Tây, cũng là một lối ăn mới, không những ăn giúp “sướng miệng” và cũng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Thế nhưng cũng phải nhắc nhở mọi người, ăn bánh ú không cần chế thêm bất kỳ gia vị nào cả, bởi vì trong bánh đã chứa quá nhiều thành phần muối rồi, hơn nữa không thêm vào gia vị thì mới giữ được hương vị đặc trưng của bánh.
Về chủng loại của bánh ú vị ngọt thì càng phong phú đa dạng, như bánh nếp than đậu đỏ, bánh thập cẩm, bánh nhân khoai lang hay trái cây, thậm chí có khẩu vị cà phê thơm ngon, quả thực là một sự hưởng thụ tuyệt diệu, tuy nhiên, với các loại khẩu vị này cũng đem lại một lượng calo cho những người đang “kìm hãm” cân nặng, do đó, theo chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị khi ăn có thể phối hợp với trà không đường hoặc trà hoa các loại, thông qua chế độ ăn uống như vậy không chỉ giúp cho chúng ta vừa hưởng thụ được hương vị của bánh và lại bảo đảm sức khỏe.
Bánh ú tro nhân đậu đỏ
Một loại bánh rất dân dã bánh có hình chóp nón hơi cao, được dùng cúng bái vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, gọi là tết Đoan Ngọ (tết nữa năm). Ngoài tên gọi chung là bánh ú, còn gọi là bánh tro, bánh gio, bánh ú nếp tro. Bánh này thường được gói khá nhỏ và buộc thành xâu. Vỏ bánh thường có màu vàng, không nhân hoặc nhân đường bên trong. Bánh được ngâm với tro nên vỏ bánh có cấu trúc giòn giòn rất đặc trưng.
Bánh ú tro
Bánh ú nước tro rất khó tìm thấy trong những dịp thông thường, tuy nhiên vào những ngày gần tết Đoan Ngọ, bánh đưọc làm hoặc bày bán rất nhiều ở Sài Gòn hoặc các khu vực Miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra do được xem là loại bánh rất đậm tình quê hương, ngon và tinh khiết nên bánh còn được người dân Nam bộ mang đến chùa để cúng Phật trong những ngày rằm (30 âm lịch). Chiếc bánh ú nước tro luôn mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là vật chất.
Trong khi thực khách đang đắm chìm trong hương vị ngon miệng đầy ma lực của món bánh ú, bác sĩ vẫn không quên nhắc nhở mọi người, bất kể là bánh ú vị mặn hay vị ngọt, vẫn là loại thức ăn giàu calori, cao mỡ và chứa nồng độ muối rất cao, đối với những ai bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và bệnh nhân bị suy thận thì chỉ nên dùng với một khẩu phần ăn thích hợp, để tránh gây hại cho sức khỏe.
3 lọai bánh đặc trưng của bà con người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Triều Châu và Phúc Kiến:
+Bánh ú của người Quảng Đông: đó là những cái bánh ú có thể tích khá to, nhân bánh gồm các nguyên liệu chính: nếp, đậu xanh đãi vỏ, thịt heo ướp ngũ vị hương, tôm khô, nấm đông cô, đậu phộng, lòng đỏ trứng vịt muối, … được gói trong lá tre truyền thống.
+Bánh ú của người Phúc Kiến: khác với hình dạng của bánh ú người Quảng Đông, bánh ú của người Phúc Kiến là dạng lục giác, nhân bánh vẫn gồm các nguyên liệu chính: nếp, thịt heo, tôm khô, nấm đông cô, lòng đỏ trứng vịt muối, … và được xào với gia vị trước khi tiến hành gói nên khi tháo lá, bánh ú người Phúc Kiến sẽ có màu nâu đen đẹp mắt, bánh vẫn được gói bằng lá tre.
+Bánh ú “song nhân” của người Triều Châu: có hai loại bánh ú, loại thông thường sẽ hơi giống bánh ú của người Phúc Kiến nhưng trước khi gói không cần xào nguyên liệu; loại thứ hai là loại đặc biệt nhất trong các loại bánh ú trên thị trường, đó chính là bánh ú “song nhân” vừa mặn vừa ngọt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét