THẾ GIỚI ẨM THỰC

Lễ Tết

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của dân tộc Tày, Thái,… là đặc sản của người dân Tây Bắc. Xôi nếp dẻo thơm với năm loại màu sắc tươi mới tượng trưng cho ngũ hành, làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân. Theo quan niệm, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm. Hơn nữa, xôi ngũ sắc là cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữa Tây Bắc.

Nghe thì có vẻ khó làm nhưng với cách nấu xôi ngũ sắc dưới đây, chị em hoàn toàn có thể tự mình chế biến món ăn ngon, hấp dẫn cho cả gia đình.

1. Nguyên liệu

- Gạo nếp ngon (nếp nương, nếp cái hoa vàng hoặc nếp Tú Lệ)
- Các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên để tạo màu:
  +Màu đỏ và màu tím: dùng lá cẩm đỏ và cẩm tím, mỗi loại 200g để riêng. Nên chọn lá cẩm già để có màu xôi được đẹp nhất.
  +Màu xanh lá cây: dùng 500g lá nếp/ lá riềng/ lá gừng
  +Màu vàng: nghệ nếp tươi hoặc bột nghệ (ngoài ra có lá/hoa dành dành là tốt nhất)
  +Màu xanh tím than: lá cẩm tím giã với tro rơm nếp
  +Màu đen: có thể dùng gạo nếp có hạt gạo màu đen giống như nếp cẩm nhưng hạt tròn, to hơn, song người ta dùng lá cây gừng mọc ở rừng hoặc ven khe suối đốt lấy tro ngâm nước rồi gạn lấy nước trong để ngâm gạo.
- 1 ít muối hạt
- Đường
- Nước cốt dừa
- Khuôn làm xôi hình hoa Lá cẩm dùng làm xôi ngũ sắc
Lá cẩm

2. Cách làm

*Sơ chế nước màu:
- Nghệ tươi cạo bỏ vỏ, giã nát sau đó cho vào một bát con nước rồi hòa tan để lấy nước tạo màu vàng cho xôi.
  Màu vàng nếu các bạn tìm được lá/hoa dành dành cho màu vàng đẹp nhất, còn không có thì dùng tinh bột nghệ sẽ đỡ mùi hơn bột nghệ để tạo màu vàng.
- Gấc bổ đổi lấy hết hạt để riêng ra bát, sau đó cho 1/2 bát con rượu trắng vào ngâm 30 phút cho gấc phai hết màu ra nước. Tiếp đó đeo găng tay nilon bóp lại cho hạt gấc ra hết màu hoàn toàn rồi bỏ hạt đen đi.
- Lá nếp (lá dứa) rửa sạch rồi dùng dao thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Sau đó thêm 400ml nước vào, dùng đũa khuấy đều rồi cho qua rây lọc lấy nước xanh, bỏ bã. Nếu không có rây để lọc thì có thể dùng mảnh vải sạch để chắt lấy nước.
- Lá cẩm rửa sạch, thái thành khúc vừa rồi cho vào nồi đun với 400ml nước trong 15 phút cho nước sôi. Sau đó vớt lá cẩm bỏ đi, để nguội, lấy phần nước để tạo màu tím.
- Lá cơm đen (lá cẩm tím) giã với tro của rơm nếp, cho nước, lọc lấy nước màu xanh tím
*Ngâm gạo:
- Gạo nếp đãi sạch, chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại xôi trắng chỉ ngâm vào nước lọc bình thường. Thời gian ngâm là 6-8 giờ.
Nếp ngâm nở, vớt ra để ráo
Phần xôi màu xanh tím
 Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay.
 Nếu khi nấu màu đỏ với quả gấc thì bước này thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng nhé.
Xôi trắng hoặc lấy mỗi màu một ít rồi trộn đều lên được màu thứ 5.
*Đồ xôi:
- Gạo đã ráo nước, cho vào mỗi màu gạo một chút muối. Các bạn thích xôi thơm hơn thì cho nước cốt dừa vào trộn đều. Nếu thích ăn ngọt thì thêm chút đường theo sở thích.
- Cuối cùng bạn cho nước vào nồi hấp rồi cho từng phần gạo vào hấp. Hấp xôi đến khi nào xôi chín, hạt xôi mềm dẻo đạt yêu cầu là được, tắt bếp.
Xôi được đồ chín, đổ ra mâm hoặc mẹt đánh tơi lên cho nhanh nguội.
 Giờ thì bạn cho xôi ngũ sắc ra các đĩa khác nhau hoặc cho vào khuôn làm thành xôi 5 tầng nhiều màu sắc… Bạn có thể tự sáng tạo trang trí riêng cho món ăn của mình.
Có thể trộn lẫn các loại với nhau hoặc bày theo từng tầng đều đẹp mắt...
- Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian bạn cho thể cho cả 5 phần gạo vào hấp chung nhưng phải ngăn cách thành 5 phần khác nhau bằng lá chuối để các màu tránh bị trộn lẫn với nhau.
- Xôi sau khi để nguội, trước khi ăn đồ lại cho nóng (cho lần lượt từng loại vào 1 hoặc kết hợp 2 loại 1 lần cũng được, nếu nồi rộng). Lần này đồ nhanh hơn, dùng tay ấn thấy mềm , dẻo là được.
- Khi xôi còn ấm, đóng khuôn ngay để các lớp xôi được dính với nhau (mỗi một lớp xôi đong 1 bát ăn cơm). Lưu ý sau khi đóng mỗi lớp xôi cần ém gọn và phẳng, chặt tay rồi mới cho tiếp lớp khác để đường phân màu được rõ ràng, thành phẩm sẽ đẹp.
 Vì xôi ngũ sắc có nhiều màu bắt mắt nên cũng có nhiều cách để trang trí khác nhau.
Làm đĩa xôi ngũ sắc thành nhiều tầng mỗi tầng 1 màu, với cách làm khuôn xôi nhiều tầng bạn nhớ cho lượng xôi đều nhau, ép chặt khuôn để các màu có độ kết dính.
- Món xôi này có thể ăn kèm với ruốc hoặc là muối vừng.
Lưu ý khi nấu món xôi ngũ sắc:
- Nếu bạn có nồi đồ xôi lớn thì có thể đồ cả 5 loại màu 1 lúc, còn tùy kích thước nồi mà đồ 2 hay 1 loại.
- Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, và nếu rưới nước cốt dừa thì càng ngon.
Xôi đóng khuôn trái tim cho tình thêm mặn mà
- Có thể không sử dụng nước cốt dừa, nhưng khi ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị còn tuyệt hơn nữa đấy.
- Phần xôi màu trắng, nếu thích có thể chuyển thành xôi đỗ xanh cho thêm đẹp.
- Có thể nấu bằng nồi cơm điện nhưng phải ngâm gạo lâu hơn, khoảng 8 giờ để gạo ngậm đủ nước khi cho vào nồi cơm điện nấu các bạn sẽ không phải cho nước nữa xôi sẽ chín mềm dẻo, nếu cho nước là xôi sẽ bị nhão.
Trộn dừa sợi với xôi thì sao nhỉ?
- Khi đồ xôi chín, rưới mỡ gà lên xôi và trộn đều để hạt xôi được bóng đẹp. (có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu ăn, nhưng mỡ gà sẽ cho màu vàng bóng).
- Xôi cần đồ 2 lần mới ngon, khi còn ấm đóng khuôn ngay, dán  màng bọc thực phẩm lại cho xôi đỡ bị khô.
- Nếu thích ăn xôi mặn, có thể thêm hành phi vào giữa các lớp xôi.
- Xôi còn được gói trong lá dong thơm thơm mùi lá, hấp dẫn.

3. Video hướng dẫn

V1.
V2.
V3.
V4.
Chúc các bạn thành công!
(Tổng hợp)

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.