Ngày lạnh như thế này làm một nồi lẩu hải sản rồi cùng cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức là tuyệt nhất!
Lẩu hải sản thường có vị ngọt hơn so với những loại lẩu thông thường như lẩu gà, lẩu ếch,… nhưng cũng rất kén người ăn vì không phải ai cũng ăn được hải sản.
1. Nguyên liệu
- Xương heo (hoặc xương gà): 500 g
- Tôm tươi: 400 g
- Mực tươi: 400 g
- Ngao tươi: 500 g (hoặc nghêu)
- Cá phile: 500 g
- Sả: 3-4 củ
- Hành khô
- Cà chua: 4-5 quả (thêm nhiều cà chua nếu bạn thích nước lẩu có màu đỏ đẹp)
- Dứa: 1 quả
- Me tươi (hoặc bột me)
- Đậu phụ: 2-3 bìa
- Rau ăn kèm: Nấm, rau xanh, hoa chuối, rau diếp...
- Bánh đa, bún hoặc mì tôm ...
- Gia vị: Muối, hạt nêm, bột canh, sa tế, mì chính, ớt, chanh
2. Cách làm
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá lọc xương, cắt lát mỏng khoảng 1-2 cm.
- Làm gỏi cá: Thịt cá tầm sau khi lọc da, thái mỏng một phần, độ dày 1-2mm để ăn gỏi. Dùng đĩa sâu lòng cho đá viên xuống dưới, bọc qua lớp màng bọc thực phẩm rồi xếp cá lên trên (để cá giữ được độ tươi ngon). Khi ăn, các bạn vắt 1 quả chanh vào bát con, nhúng cá chín rồi chấm với mù tạt pha cùng xì dầu. Có thể ăn kèm với rau cải, dứa...
- Tôm rửa sạch, để ráo.
Tôm, mực trứng, bạch tuộc
- Mực sơ chế sạch, cắt miếng cỡ vừa. Nếu là mực trứng thì để nguyên con
- Ngao ngâm nước vo gạo, sau đó rửa sạch, để ráo.
- Có thể chuẩn bị thêm các loại hải sản khác theo sở thích, như: cua, bề bề, bạch tuộc, hải sâm ....
Bạch tuộc làm sạch, ướp với gừng, hạt tiêu, chút hạt nêm rồi xếp lên đĩa.
- Các loại rau rửa sạch, ngâm nước muối loãng để ráo.
Các loại rau thường dùng trong lẩu như: mồng tơi, rau muống, rau rút, rau cần, cải ngọt, cải thìa, cải thảo, cải chíp, đậu bắp...
- Các loại củ quả như khoai tây, khoai môn, cà rốt,… gọt vỏ, xắt con chì hoặc thái khoanh.
- Các loại nấm sơ chế sạch: nấm rơm, nấm đông cô, nấm bạch tuyết, nấm bào ngư, nấm hồng ngọc. Nấm kim châm cắt rễ. Nấm hương ngâm nước ấm nở mềm rồi rửa sạch.
- Chuẩn bị một số loại rau sống: hoa chuối bào, rau diếp (xà lách), rau mùi...
- Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ, bày ra đĩa. Có thể đem chiên đậu nếu thích.
- Chuẩn bị váng đậu khô.
- Chuẩn bị thêm thịt bò, thịt heo thái lát mỏng nếu thích.
Thịt bò nên chọn phần bắp bò hoặc thăn bò, rửa sạch, thái mỏng. Cuộn tròn một miếng thịt đã thái vào giữa đĩa, rồi xếp các miếng tiếp theo xung quanh, chúng ta sẽ có được bông hoa hồng từ thịt bò. Rắc chút gừng băm nhỏ, hạt tiêu và chút hạt nêm lên trên.
- Chuẩn bị thêm ít mọc, chả cá, thịt viên, bò viên, thanh cua....
- Chuẩn bị bún, miến, bánh đa cua, mì trứng, mì tôm... tùy thích.
Nếu bạn ăn miến thì phải ngâm và rửa sạch, sau đó cắt khúc dài khoảng 8 cm.
Mì trứng trụng qua nước sôi, ngâm ngay vào nước lạnh rồi trộn với ít dầu ăn, bày ra đĩa.
- Chuẩn bị một số món mặn ăn cùng: chem chép nướng mỡ hành, ốc mỡ xào bơ tỏi, sò huyết nướng, bắp xào tép hành, nem rán, mực trứng chiên, nộm...
Món ốc mỡ xào bơ tỏi có thể ăn kèm bánh mì rất ngon
Ốc xào me có vị chua ngọt hơi cay cũng rất thú vị
Chem chép nướng mỡ hành béo thơm
Mực trứng hấp gừng tươi ngon
Bắp xào tép hành
- Chuẩn bị một số đồ nhắm kèm: khoa chiên, ngô chiên, lạc rang, phồng tôm, ...
- Chuẩn bị nước chấm: mắm ớt, muối chanh ớt, mù tạt, tương ớt, nước tương,...
3 loại nước chấm: sốt ớt xanh, sốt ớt ngọt và gia vị muối tiêu chanh
_Nước chấm hải sản: dùng nước tương, tương đen, tương ớt, dầu mè và một chút dấm cho chung vào một bát khuấy đều.
- Chuẩn bị trái cây tráng miệng:
2.2. Nấu nước lẩu
- Xương heo rửa sạch, chần qua 1 lần nước sôi. Sau đó cho vào nồi nước hầm cho nước lẩu ngọt thanh, khi nước sôi nhớ hớt bỏ bọt phía trên để nước được trong.
Để tăng thêm độ ngọt của nước dùng, bạn có thể cho thêm tôm khô, mực khô, xương cá chẻm vào hầm cùng xương.
- Sau khoảng 1 tiếng bạn bỏ xương riêng, lọc lấy phần nước trong làm nước dùng cho vào nồi lẩu.
Nếu nước dùng đục, bạn lấy lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
- Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Sả bóc lớp vỏ ngoài đập dập. Dứa cắt lát.
- Chuẩn bị nồi nước lẩu: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho cà chua, dứa, sả vào đảo sơ.
- Đổ phần nước dùng xương, thêm bột canh, 1 thìa sa tế vào, đun nhỏ lửa. Lấy thêm me chua đã sơ chế qua, bỏ hạt rồi dầm nát lấy nước cho vào nồi nước dùng. Hành lá, ngò gai, cắt nhỏ rồi rắc lên trên là hoàn thành.
Muốn nước dùng có màu đỏ đẹp hơn, bạn cho thêm ít dầu điều vào xào cùng cà chua nhé.
2.3. Trình bày và thưởng thức
- Khi gần ăn thì thêm đậu phụ, nấm hương, váng đậu vào nồi lẩu và đặt ở giữa bàn.
Dứa có thể xào cùng cà chua hoặc khi nào gần ăn mới cho vào đều được.
- Bày rau, hải sản, miến và gia vị đi kèm đã chuẩn bị sẵn xung quanh bàn rồi thưởng thức.
Khi ăn cho các loại củ và hải sản vào trước, các loại rau và nấm cho vào sau. Chín thì gắp ra bát ăn. Ăn kèm với bún miến và chấm thêm cho đậm đà.
Khi nồi nước dùng bắt đầu sôi, bạn có thể từ từ gạt các nguyên liệu vào nồi, đậy vung lại, chờ cho các nguyên liệu chín là thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
(Tổng hợp)
1 nhận xét:
Đặt lẩu hải sản
Đặt lẩu hải sản tại Hà Nội
Đăng nhận xét