THẾ GIỚI ẨM THỰC

Đặc sản

Kẹo Cu Đơ (Hà Tĩnh)

Kẹo Cu Đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh Xá cũ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh do gia đình ông Chắt Vy (ông Cu Hai) nấu.
Giai thoại về cái tên "kẹo Cu Đơ" được truyền miệng đến nay. Hồi trước có trường Thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, cách nhà ông Chắt Vy (ông Cu Hai) khoảng 2 km, học sinh thường rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. "Hai" trong tiếng Pháp (deux) đọc là "Đơ", nên sau đó quen gọi chệch đi từ "kẹo ông Cu Hai" thành "Kẹo Cu Đơ". Đến nay, rất nhiều nơi ở trong vùng Nghệ Tĩnh sản xuất loại kẹo này, nhưng kẹo của cơ sở sản xuất của người cháu ông Cu Đơ tại xóm Thịnh Lộc, xã Sơn Thịnh được coi là ngon và mang tính đặc trưng hơn cả.

1. Nguyên liệu

– 300g đậu phộng
– 150ml mật mía
– 100g mạch nha
– 1 nhánh gừng
– Bánh đa nướng
Bánh đa phải nhỏ hơn bánh thường, không quá mỏng cũng chẳng quá dày, một ít vừng trên vỏ bánh, khi nướng không được để bánh thủng và phải chín đều.

2. Cách làm

- Đậu phộng rang vàng, tùy theo sở thích mà có thể bỏ hoặc giữ lại lớp vỏ bên ngoài.
Lúc rang cũng đòi hỏi người rang phải để nhỏ lửa, tỷ mẩn để lạc vừa giòn, mà không bị cháy không để trầy lớp vỏ lụa bên ngoài.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi thái sợi.
- Cho mật mía và mạch nha vào nồi, đun trên bếp với lửa vừa, khi thấy hỗn hợp mật mía sôi thì hạ lửa, khuấy đều.
- Khi mật đã nấu đủ độ thì cho gừng thái nhỏ và đậu phộng rang vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Lưu ý: Để xác định mật đã nấu đúng độ hay chưa, bạn nhỏ một vài giọt mật vài trong một cái bát đựng nước, nếu thấy mật chuyển sang màu cánh gián, tạo thành giọt tròn đều và không tan trong nước thì mật đã nấu tới.
 Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ.
- Nhanh tay múc đậu phộng còn nóng dàn đều lên bánh đa,
có thể ngập đôi chiếc bánh lại
hoặc ép thêm một lớp bánh đa phía trên tùy theo sở thích của bạn.
 Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, xếp chồng lên nhau khoảng 5 - 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.
Thêm một thú vui bình dị của người Hà Tĩnh khi ăn kẹo Cu Đơ,  đó là “phải có bát chè xanh”. Vị ngọt, nồng, cay, giòn của bánh hòa tan với vị  ngọt chát của nước chè, đưa lại một cảm giác thú vị.

3. Video hướng dẫn

Chúc các bạn thành công!
(Theo Sai Gon Am Thuc)

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.