THẾ GIỚI ẨM THỰC

Bánh

Bánh mì khô bò đen

Miếng bò sần sật cùng rau răm, tương ớt cay nồng, vị béo của đậu phộng tạo ra sự hấp dẫn mới lạ của ổ bánh mì.
Gỏi khô bò vốn đã là món nức tiếng Sài Gòn, nhưng nghĩ ra cách ăn khô bò với bánh mì thì chắc chỉ có ở xe khô bò đằng lưng sau chợ Đa Kao (quận 01) này. Xe khô bò Phương Liên đã mở trước số nhà 12 đường Nguyễn Huy Tự, gần cầu Bùi Hữu Nghĩa (quận 01) hơn 12 năm nay. Gia đình chị là một trong những người đầu tiên “phát minh” ra món bánh mì kẹp khô bò lạ miệng này sau một thời gian dài bán món cháo lòng ở khu Đa Kao. Sau này, nhiều nơi khác cũng bắt chước kiểu bán này nhưng người ăn quen vẫn thích cất công tới đây vì đã quen vị sau nhiều năm dài.
Khoảng hơn 3 giờ chiều, khi chồng chị Liên đẩy xe khô bò ra ngay trước quán cháo lòng của gia đình thì đã có nhiều khách hàng chờ sẵn cho món quà vặt ăn xế rất hợp này. Mà cũng đúng, kiểu bánh mì này ăn vào buổi sáng dường như không hợp bằng buổi chiều. Bởi cũng nóng, cũng giòn, nhưng cái vị này hợp với ăn vặt, ăn xế... chứ không phải ăn no vào buổi sáng.
Khô bò bao gồm phần thịt, lách, gan bò
Xẻ dọc ổ bánh mì, người bán sẽ xếp vào đó từng lớp khô bò màu đen (gồm thịt, lách, gan bò), rắc thêm đậu phộng, rau răm, rưới lên nước sốt đặc biệt thơm mùi hoa hồi, rồi kéo một đường tương ớt tự làm đỏ rực, vậy là đã có ổ bánh hấp dẫn với giá chỉ 12.000đ.
Tương đen hòa quyện cùng tương ớt tạo nên vị ngon đặc trưng của ổ bánh mì khô bò
Khi ăn bánh mì không chỉ sực nức mùi thơm quen thuộc của khô bò mà còn là vị bùi và giòn tan của đậu phộng, rau răm làm cho mùi khô bò và bánh mì càng thêm hòa quyện. Cũng là rau răm mà ăn kèm với bánh mì khô bò sẽ cho ra vị khác, vậy mà đều hợp với hai kiểu bánh mì này đến lạ.

1. Nguyên liệu

- Phần khô bò đen:
  • 1 kg lá mía bò (có thể thêm thịt bò, gan bò)
  • 400 – 500g đường nâu ( đây là loại đường của người miền Trung, 1 cục đường của nó thường rất to, khoảng chừng 1kg. Các bạn có thể hỏi loại đường này ở các sạp bán đồ khô ngoài chợ nhé )
  • 5 nhánh sả cắt khúc 2cm và đập dập
  • 3 tép tỏi bóc vỏ và bằm nhỏ
  • 1 mẩu gừng 5cm cắt sợi
  • 2 muỗng canh hắc xì dầu
  • 1 chén nước tương (khoảng 100ml)
  • Ớt bột (nhiều hay ít tùy khẩu vị)
  • 2 muỗng café bột ngũ vị hương
  • 1 muỗng café muối
  • 2 muỗng café bột nêm
  • ½ muỗng café bột ngọt
- Phần bánh mì và đồ ăn kèm:
  • Bánh mì
  • Rau răm, húng quế
  • Đậu phộng rang
  • Sốt tương đen từ nước rim khô bò đen
  • Tương ớt

2. Cách làm

2.1. Làm khô bò đen

- Lá mía rửa sạch với nước muối pha loãng và xả sạch 2-3 lần nước. Cắt đoạn khoảng 20cm để dễ thao tác và dùng dao khứa trên lá mía (không cắt kìa), mỗi đường khứa cách nhau 3cm để khi ướp gia vị được thấm đều.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu bột ngũ vị hương, muối, bột nêm, bột canh, bột ngọt, sả, gừng, ớt, tỏi, nước tương, hắc xì dầu. Không trộn đường ở bước tẩm ướp này nhé. Cách làm khô bò trộn bánh tráng cực ngon theo công thức này bạn cần phải tẩm ướp đều khắp các mặt và giữa các vết khứa trên lá mía. Đựng lá mía cùng nước ướp trong 1 thố to và dùng màng bọc thực phẩm bịt kín thố. Có thể bọc thêm túi nylon bên ngoài để món ăn không bay mùi và cho vào ngăn mát nơi giành để trữ đồ tươi sống trong tủ lạnh. Bạn cần ướp ít nhất 6 tiếng đồng hồ, tốt nhất là để qua đêm để món ăn được ngon nhất.
- Sau khi lá mía được ướp qua đêm thì bạn gắp lá mía xếp lên vỉ nướng; giũ bớt sả, tỏi, ớt dính trên mặt má mía để khi nướng không bị khét gia vị và giữ lại nước ướp để riêng cho bước tiếp theo. Bật lò nướng 160*C và nướng 60-90p, tùy thể tích lò mà bạn cần điều chỉnh nhiệt độ và canh thời gian nướng cho phù hợp. Tránh để lá mía khét khô. Sau nửa thời gian nướng bạn cần trở mặt lá mía, có thể rưới 1 chút nước sốt lên và nướng tiếp. Lá mía chuyển màu đen và khô mặt thì bạn tắt lò.
- Vớt lá mía ra đĩa cho nguội bớt rồi dùng dao cắt lát thành miếng vừa ăn. Bạn cho lá mía đã cắt lát cùng nước ướp lúc nãy vào 1 cái nồi to. Trộn đường nâu vào nồi rồi bắt lên bếp. Vặn lửa vừa, khi nồi bắt đầu sôi thì giảm lửa nấu từ từ cho nước ướp và đường rút vào khô. Bạn cần nêm nếm lại với chút muối và nước tương cho vừa miệng. Cách làm khô bò trộn bánh tráng cực ngon này đạt chuẩn khi nước ướp sệt lại, còn non ½ so với nước ban đầu, các lát thịt săn chắc và ngấm đều các loại gia vị.
- Bạn để khô bò nguội hẳn rồi đựng vào lọ có nắp kín, trữ trong tủ lạnh được 3-4 ngày dùng dần.

2.2. Bánh mì khô bò đen

- Bánh mì nướng cho nóng trước.
- Xẻ dọc bánh mì. Xếp vài miếng khô bò đen, rưới một ít nước sốt tương đen lên, thêm ít rau răm, húng quế và đậu phộng rang. Cuối cùng là rưới ít tương ớt vào là xong.

 Rưới lên nước sốt đen (sốt lấy từ nước rim khô bò)

- Thưởng thức.

2.3. Bánh mì khô bò đen biến tấu - Bánh mì nhân "bánh tráng trộn"


Chưa bao giờ thử bánh mì mà ăn kèm với mấy món khô bò mềm mềm, dai dai, có cả tốp mỡ vừa giòn vừa ngon, thêm cả trứng cút chiên với tương ớt, nghe có vể giống giốn với món bánh trán trộn thần thánh. Bạn thử chưa?
Theo một số bạn là fans ruột của món bánh mì này cho biết thì hiện nay món ăn độc ạ mà lại ngon miệng này đang được mọi người săn đón chính là ở shop bánh mì Moha. Bánh mì nhân "bánh tráng trộn" này vẫn cực kỳ hot, và trở thành món ăn yêu thích của không những các bạn học sinh, sinh viên mà ngay cả những bạn nhân viên văn phòng cũng đặc biệt yêu thích.
Khô bò đen, mỡ hành, ruốc, tép khô rang, trứng cút chiên, hành phi và tóp mỡ. Tất cả được kẹp vào ổ bánh mì cóc giòn rụm, rưới thêm nước sốt cùng rau răm.
Cắn một miếng cũng đủ ngất ngây. Món bánh mì trộn độc lạ này với giá 18.000 đồng một ổ.

Chúc các bạn thành công!

About HongNgoc Foody

0 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.